Bạn có thể sống cuộc đời này hai lần không?

Thứ tư - 06/01/2016 17:35
Cuộc sống công bằng với tất cả mọi người, vậy thì, một người sống hai lần, không phải là một chuyện rất buồn cười sao?
Bạn có thể sống cuộc đời này hai lần không?

Thật ra không phải.

Tôi có thể đưa ra hai ví dụ. Một vị tước sỹ đến từ Anh tên Granville, xuất thân từ giáo sư thiên văn học học viện Gerry và đại học Oxford. Nhưng đến năm 48 tuổi ông ta đột nhiên nghĩ khác, ông ta muốn thay đổi công việc, bắt đầu một cuộc sống mới, tham gia một công việc có tính sáng tạo mới. Vậy là ông ta cống hiển nửa đời sau của mình cho những công trình xây dựng. Trong 40 năm tiếp theo sau đó ông ta xây dựng nên được tổng cộng 53 công trình và giáo đường, trong đó giáo đường Phao-lô của Luân Đôn khiến tên tuổi ông lưu vào sử sách. Người ta tán dương ông đều nói, tước sỹ Granville sống hai
lần.

 

Đời Đường ở Trung Quốc có vị thi nhân Ôn Đình Quân tuổi trẻ lang thang, thường ra vào chốn ca lâu nữ tửu, có tài thổi sáo lại biết thơ ca nhưng lại không được sỹ phu thời đó nhắc đến. Đến tuổi trung niên, hắn thay đổi thói cũ, nhậm chức quan úy trong thành rồi trở thành trợ giảng trong quốc tử giám, trị lý việc địa phương, công trạng rất khá; trở thành tấm gương cho kẻ khác, tác phong nghiêm túc. Đến bằng hữu ngày trước của hắn cũng nói hắn như biến thành người khác.

Hai ví dụ trên ít  nhất cũng cho thấy, tính biến đổi của của con người rất lớn. Granville thay đổi công việc, đạt được thành tựu khác trong cuộc đời; Ôn Đình Quân thay đổi từ thái tử phong lưu trở thành người thày tâm huyết. Đói với bọn họ đó không phải là sống lại lần thứ hai sao?

Cũng trên mặt ý nghĩa đó, một người có thể sống đến ba lần, thậm chí là bốn lần.

Một tiến sỹ tôn giáo người Mỹ - Schwim vốn là thạc sỹ thần học, sau này trở thành tiến sỹ âm nhạc, trở thành một trong những một trong những nghệ sỹ phong cầm xuất sắc. Đến tuổi trung niên vì không muốn sống cuộc sống thoải mái vật chất, ông quyết định đi thám hiểm rừng hoang dã. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng ông cũng trở thành tiến sỹ y học xuất sắc.

Từ đó có thể thấy, để làm phong phú cuộc sống, dù đã đạt thành tích ở một lĩnh vực nào đi nữa chúng ta cũng đừng e sợ thay đổi sở thích bản thân, thể hiện hết những tiềm năng khác, để con thuyền số phận cấp đến bến thành công khác. Điều này đổi với cuộc sống phong phú của tuổi trẻ, đặc biệt cần thiết.

Có một vị hiền triết từng nói: “Cánh cửa này đóng lại, sẽ có cánh cửa khác mở ra với chúng ta” Câu nói này gợi mở tôi rằng thời điểm thích hợp để “chuyển mình” cũng chính là thời điểm chính ta sáng tạo ra thứ mới mẻ. Khi chúng ta làm một việc gì đó nhưng không thể đi đến thành công, nhất định đừng đi vào ngõ cụt, hãy chuyển hướng. Nhà văn người Anh Thomas Hardy từng nói: “Nhìn từ một hướng, đó có thể là giếng sâu đáng sợ, nhưng nếu nhìn ở hướng khác bạn sẽ  nhận được ánh sáng.” Cũng chính là nói, trải qua suy xét rộng rãi bình tĩnh cả mặt chủ quan và khách quan có thể thay đổi cả mục tiêu sống của bạn.

Khi bạn sống lại một lần nữa, bạn nhất định phải dự lượng lại tất cả những ham muốn và những thứ bỏ đi trong cuộc đời mình. Điều tiết tâm lý, thay đổi cách sống, trong đó quan trọng nhất là nỗ lực học tập. Học tập và hấp thụ những kiến thức mới, sự vật mới. Xem xét lại hành vi ngôn ngữ của mình qua học tập, phát triển thế mạnh của bản thân, cải thiện nhược điểm, trong quá trình đó bạn có thể chạm đến mọi ngóc ngách cuộc sống, cuối cùng là nắm chắc tay chèo của con thuyền vận mệnh.

Nhưng, người trẻ làm cách nào để “nhảy khỏi máng”, từ đó chọn lựa con đường khác, điều này rất cần phải thận trọng.

Tôi cho rằng điều kiện đầu tiên là lượng sức mà đi, trong khi lên kế hoạch thay đổi cho bản thân, đầu tiên phải xác định chính xác sức mạnh tiềm tại của bản thân, đưa ra lựa chọn cân bằng dựa trên sự hứng thú, sở thích và năng lực bản thân. Không tự ti, nhưng cũng phải tránh tự cao tự đại, quá đề cao bản thân và quá coi nhẹ khó khăn đều sẽ đưa ra lựa chọn mù quáng. Thứ hai, đừng cho rằng “nhảy khỏi máng” là việc dễ dàng thành công, nếu bạn là người thiếu ý chí yếu đuối, vậy thì nếu bạn làm không tốt việc này, cũng chưa chắc có thể thay đổi thành công. Vì vậy, cân bằng và kiên trì là nền tảng của mọi thành công.

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây