Biết lo nghĩ cho người khác chính là hành vi của bậc đại nhân nghĩa

Thứ bảy - 13/01/2018 09:22
Phạm Trọng Yêm (989 – 1052) là một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự và nhà giáo dục nổi tiếng thời Bắc Tống. Dưới sự giáo dục của ông, tất cả những đứa con của ông đều trở thành những người đại nhân nghĩa.

Lúc còn trẻ đi học, Phạm Trọng Yêm không có gì ăn, thường là để bụng đói. Ở trong chùa miếu học bài, mỗi ngày ông nấu một nồi cháo loãng, chia bát cháo thành bốn phần, để mỗi bữa ăn một phần. Sau này khi thành danh, quyền cao chức trọng, dưới một người trên vạn người, ông vẫn gìn giữ được nếp sống tiết kiệm, đạm bạc ngày trước.

Có lần ông mua nhà ở Tô Châu, thầy phong thủy ra sức khen ngợi phong thủy thật tốt, đời sau con cháu nhất định làm đến tam công cửu khanh. Phạm Trọng Yêm nghĩ thầm: “Nếu nhà này có phong thủy khiến cho đời sau vinh hiển như thế không bằng ta đổi thành học đường thì hơn để muôn dân trăm họ Tô Châu được vinh hiển. Tương lai sau này có nhiều người tài đức chẳng phải là càng có lợi đó sao?“. Ông lập tức đem ngôi nhà quyên góp, sửa sang thành học đường, quả là thỏa nguyện ước ấp ủ bao lâu nay của những trẻ nghèo không có tiền đi học.

Ông có bổng lộc khá cao nhưng không vì thế mà hư nát trong dục vọng, tiền tài. Phạm Trọng Yêm luôn nghĩ đến rất nhiều người còn đang khổ cực, quyết định đem bổng lộc cứu tế dân nghèo. Ông đã từng nuôi sống hơn 300 gia đình. Phần bổng lộc còn lại chỉ đủ để ông duy trì cuộc sống mà thôi.

Dạy con thành người hiền đức

Phạm Trọng Yêm thông qua lời nói và việc làm mẫu mực, đã dạy cho con cháu những bài học làm người vô cùng sâu sắc. Làm người ấy chính là phải biết sửa mình, có một tấm lòng chí công vô tư, tích đức hành thiện.

Phạm Trọng Yêm có một người con trai tên Phạm Thuần Nhân. Các bậc cha mẹ xưa đều suy nghĩ cho con cái, ngay cả việc đặt tên cũng vậy, cha mẹ đặt tên cho con đều mong muốn con cái sau này sẽ giống như nguyện. Cái tên Phạm Thuần Nhân (范纯仁) này đã thể hiện rõ ràng mong ước của Phạm Trọng Yêm đối với đứa con này của mình. Trong chữ “Nhân – 仁”, bên trái là một chữ “Nhân – 人”, bên phải là chữ “Nhị – 二”, nghĩ là trong một chữ “Nhân” lại có “hai người”.

Vậy đó là 2 người nào? Chính là bản thân mình và người khác, biết nghĩ đến bản thân, cũng phải biết nghĩ cho người khác. Cho nên, Phạm Trọng Yêm chính là mong muốn đứa con này của mình sẽ có tấm lòng nhân từ, biết suy nghĩ cho người khác. Và quả thực, Phạm Thuần Nhân đã làm được điều đó, ông vừa là người có học vấn đệ nhất, cũng là người có tấm lòng khiến cho người bội phục.

Có một lần, Phạm Thuần Nhân theo lời dặn của cha mà vận chuyển 500 đấu lúa mạch Tô Châu qua Tứ Xuyên. Trong quá trình áp tải, Phạm Thuần Nhân gặp một người quen tên Thạch Mạn Khanh. Anh này đang để tang cha, lại không có tiền vận chuyển quan tài về quê hương.

Phạm Thuần Nhân vừa thấy tình cảnh này, lập tức đem 500 đấu lúa mạch bán đi, đem toàn bộ số tiền đưa cho người bằng hữu. Nhưng số tiền này vẫn chưa đủ, Phạm Thuần Nhân liền đem luôn chiếc thuyền bán đi, như vậy mới đủ dùng.

Về sau, Phạm Thuần Nhân trở lại kinh thành hồi báo tính huống lại cho phụ thân, hai cha con ngồi đối diện nhau, khi Phạm Thuần Nhân nói: “Con đã đem 500 đấu lúa mạch bán đi nhưng vẫn không đủ tiền”, Phạm Trọng Yêm ngẩng đầu lên nhìn con trai và nói: “Vậy sao con không đem chiếc thuyền bán luôn đi?”.

Phạm Thuần Nhân nói: “Phụ thân, con đã đem chiếc thuyền đó bán đi rồi”. Phạm Trọng Yêm nghe xong cả mừng, rất ưng ý, không ngớt lời khen Thuần Nhân là bậc nghĩa khí, quân tử.

Bí quyết hưng thịnh

Phạm Trọng Yêm lòng đầy thiện lương, cứu người không cầu phúc lợi bất chấp phải hy sinh lợi ích của mình. Công đức đó thực không thể nào đo được. Vậy nên, hồi báo cho con cháu Phạm gia chính là toàn phúc lộc. Chính là ông cha tích đức, con cháu được nhờ vậy.

Bốn người con trai của Phạm Trọng Yêm lớn lên đều thông minh phi phàm, tài đức vẹn toàn, một người là trợ thủ đắc lực của cha, một người là Tể tướng, một người là quan Thượng thư và một người làm Thị lang bộ hộ. Tất cả họ đều là những người tài đức, quan cao bổng lộc nhiều nhưng lại sống một cuộc đời thanh liêm, giản dị. Đó tất cả là có nguyên nhân từ phương pháp giáo dục con của ông.

Tục ngữ có câu: “Không ai giàu 3 họ”. Nhưng dòng họ Phạm lại thịnh vượng trong suốt 800 năm, đến thời Dân Quốc, Phạm gia vẫn là một dòng họ nổi tiếng. Đây đúng là một minh chứng chân thực cho việc tích đức hành thiện, tạo phúc báo cho đời sau.

Người ta nói, người có đại tài đại phúc thì thứ nhất là Khổng Tử, thứ hai chính là Phạm Trọng Yêm. Thật khó tìm ra ở đâu một dòng họ có nhiều người đại đức, tài năng, vinh hiển như vậy. Việc lành mà Phạm Trọng Yêm gieo xuống, quả là đã cho quả thiện và phúc báo nghìn thu.

Nguồn tin: Daikynguyenvn.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây