Đường đến bình an thật sự

Thứ bảy - 03/08/2013 19:25
Khái niệm nhìn thẳng vào thực tại của Đức Phật đã mở ra cho nhân loại một lối thoát cho các học thuyết đang tìm cách lèo lái nhân loại quay về cội nguồn đạo đức và tâm linh.
Hàng ngày mỗi buổi sáng chúng ta nghe trên đài phát thanh hay đọc trên báo chí, chúng ta đối diện với những tin tức buồn thảm giống nhau: bạo hành, tội phạm, chiến tranh, và thiên tai. không có một ngày nào là bình yên thật sự trên trên hành tinh này.
 
Có thể nói đây là con đường mà nhân loại luôn hướng đến và ước vọng một kiếp sống lâu dài và bình yên. Cùng ý tưởng đó nên vua Tần Thủy Hoàng đã cho người luyện linh đơn, hay đi tìm phương thuốc trường sinh…Hoặc các nhà khoa học nổ lực chế tạo ra máu, hay tìm ra vùng não bộ phát triển tuổi già, dẫu cho các nhà khoa học có đáp mọi nhu cầu cần thiết để thay thế ngũ tạng và khống chế được tuổi già đi chăng nữa, liệu nhân loại có đạt đến ngưỡng yên vui hạnh phúc?
 
Mới đây nhà vật lý nổi tiếng Hawking đã nhận xét: “Trong một thời gian dài con người đã có những hoạt động phá hoại mang tính hủy diệt đối với Trái đất. Điều này khiến cho Trái đất ngày càng không thích hợp trở thành nơi cư trú của con người nữa. Tài nguyên trên Trái đất sẽ cạn kiệt trong vòng 200 năm tới, khi đó con người sẽ ngập chìm trong những tai họa. Tôi dường như đã nhìn thấy ngày đó tới".
 
 
Trong nhiều vấn đề mà chúng ta đối diện ngày nay: “thiên tai, nhân tai-sự xung đột của những tư tưởng, chính trị và tôn giáo ngoài ra còn có hiểm hoạ tàn phá bởi bom nguyên tử”. Khi người ta chiến đấu với kẽ khác đến tận cùng của sự hẹp hòi, chúng ta đã đánh mất cái hình ảnh căn bản của loài người.
 
Theo giáo nghĩa của đạo Phật, hầu hết những vấn đề khó khăn của chúng ta trải qua bởi sự đam mê khát vọng và vướng mắc ngã chấp cho đến những hiểu biết sai lầm cho rằng vật chất tồn tại lâu dài.
 
Mùa Phật đản năm nay, càng thắm thía hơn lời yêu cầu của thái tử Tất Đạt Đa đối với vua Tịnh Phạn:
 
- Làm sao cho con trẻ mãi không già.
 
- Làm sao cho con mạnh mãi không đau.
 
- Làm sao cho con sống hoài không chết.
 
- Làm sao cho mọi người hết khổ.
 
Khái niệm nhìn thẳng vào thực tại của Đức Phật đã mở ra cho nhân loại một lối thoát cho các học thuyết đang tìm cách lèo lái nhân loại quay về cội nguồn đạo đức và tâm linh, đó mới là hướng đi đúng đắn mà nhân loại đang cần giữa cuộc sống tạm những điều quan trọng:
 
1.   Chủ nghĩa nhân đạo toàn cầu là căn bản để giải quyết những vấn đề của trái đất. 
2.   Từ bi và bác ái là cột trụ của hoà bình thế giới. 
3.   Tất cả những tôn giáo thế giới phải chuẩn bị cho một thế giới hoà bình bằng con đường nhân đạo, và tôn trọng lẫn nhau. 
4.   Mỗi cá nhân phải là công dân toàn cầu để hình thành nếp sống đơn giản, thân thiện môi trường.
 
Chúng ta, luôn có một thói quen là muốn một thứ trong thể tồn tại đối lập. Đại khái hạnh phúc và khổ đau, tinh thần (tâm lý) và vật chất (vật lý), cả hai vấn đề này, khi quan sát kỹ chúng ta thấy giữa hạnh phúc và khổ đau của tinh thần là sâu sắc và quan trọng hơn. Vì thế, Đức Phật khuyên chúng ta việc rèn luyện tâm khi đối mặt khổ đau và giữ trạng thái bình thản khi đạt được hạnh phúc. Có như vậy, chúng ta mới không bị điên đảo trước các khái niệm: “mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn” luôn có mặt ở trong chúng ta.
 
Trên bước đường tìm kiếm hạnh phúc, nhân loại đã từng sử dụng những phương pháp khác nhau, nhưng có chung một cách là tàn bạo và ức hiếp. Chúng ta có thể đạt được những lợi ích tạm thời, nhưng về lâu về dài chúng ta sẽ không thành công dù là hạnh phúc cá nhân, chứ đừng mong thanh bình thế giới sẽ hoàn toàn là vô vọng. Những thái độ ứng xử hoàn toàn không xứng hợp với cái nhãn hiệu con người, chúng ta đã làm đau khổ tới đồng loại và những loài sinh linh khác cho những lợi ích vị kỷ-họ lại hiểu cái đó lại là hạnh phúc là con đường bình yên? 
 
Theo giáo lý đạo Phật, hầu hết những vấn đề khó khăn của chúng ta do sự đam mê khát vọng và vướng mắc ngã chấp theo đuổi những đối tượng của sự khát vọng, từ đó sinh ta lắm mâu thuẩn ở cá nhân và gia đình, rộng hơn là một quốc gia.
 
Những tiến trình như vậy đã theo tâm tính loài người từ xa xưa, nhưng sức tàn phá của chúng đã trở nên khủng khiếp hơn  trong gian đoạn hiện nay. Vì lợi ích bất chấp dùng hóa chất đầu độc lẫn nhau từ thực phẩm, vì muốn thể hiện trên trường quốc tế đầu từ nhiều khí tài mạnh nhất, có thể giết người hàng loạt. Chúng ta có thể làm gì để kiểm soát và điều chỉnh những loại “độc” ảo tưởng, tham lam, gây hấn và chiếm hữu?  Những thứ tư tưởng độc hại này là mặt trái của hầu hết những vấn đề nan giải trên thế giới. Chỉ có lòng Từ ái và bi mẫn là kết cấu, là khung sườn, là nền tảng đạo đức của thanh bình thế giới. Đó mới chính là con đường mà 2557 năm qua đức Phật giáng trần, muốn chuyển đến cho nhân loại một bức thông điệp hạnh phúc và sống an lạc ngay nơi cuộc đời đầy biến động này.

Nguồn tin: Daophatngaynay.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây