1. Đừng tự cho mình cao minh hơn người
Cổ nhân thường nói: “Thiên ngoại hữu thiên, nhân thượng hữu nhân”, ý rằng bên ngoài bầu trời còn có bầu trời khác, người tài ắt có người tài hơn. “Tĩnh lặng thì mới nhìn được xa”, nếu một người trong tâm lúc nào cũng tự cao tự đại, so sánh với người này người khác, thì sao có thể tĩnh tại mà nhìn xa được?
Một người tài đức ra sao, giỏi giang như thế nào, không cần bản thân nói ra thì người khác cũng sẽ tự biết. Người khiêm tốn thì luôn luôn được lòng người! “Không tự cho mình tài giỏi hơn người” là một loại khiêm tốn, là thể hiện của một người có trí huệ!
Quyền lực là thứ nhất thời, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, thân thể mới là chính mình, làm người mới là cuộc hành trình dài lâu.
2. Đừng tùy tiện hứa hẹn, phán xét một ai
Ông bà ta từ xưa có câu: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt vận mệnh”. Cho nên, từ những thói quen sẽ tạo nên con người. Một người mù quáng, tùy tiện hứa hẹn nhiều thì sẽ dễ trở thành người giả dối, không đáng tin, thậm chí còn tạo thành khẩu nghiệp.
Một sự việc, một hành động của một người nào đó rất có thể thực sự không như những gì mà chúng ta nhìn thấy. Cho nên, nhiều lúc tưởng là tốt mà chưa phải là tốt, tưởng là xấu mà chưa phải là xấu. Đừng vội vàng, tùy tiện phán xét người khác, nếu không có thể điều mà chúng ta nhận được sẽ là sự thống khổ trong hối hận!
3. Đừng tùy tiện làm phiền người khác
Trong mắt bạn có thể đó là một loại đau khổ, nhưng đối với họ đó lại là cả một niềm hạnh phúc to lớn! Cho nên, đừng tùy tiện nhìn nhận người khác theo con mắt chủ quan của mình bởi vì rất có thể bạn đang làm phiền đến họ!
Nếu có thể xem bản thân mình là một người khác, bạn sẽ giảm bớt được nỗi thống khổ mình đang chịu. Nếu xem người khác là mình, bạn sẽ biết đồng cảm với nỗi bất hạnh của người khác, thấu hiểu hơn về họ. Nếu bạn xem họ là họ thì sẽ biết tôn trọng sự độc lập, không xâm phạm người khác. Nếu xem mình là mình thì sẽ quý trọng bản thân, vui vẻ sống.
Có thể được hiểu người khác chính là một loại trí tuệ. Có thể được người khác hiểu mình thì đó là một loại hạnh phúc. Có thể tự mình hiểu mình thì đó mới là Thánh giả, hiền nhân.
4. Đừng trách móc bản thân vì những sai lầm đã qua
Có thể chúng ta yêu nhầm người và đau khổ về những điều không xứng đáng, nhưng dù mọi việc có tồi tệ tới mức nào, thì cũng có một điều chắc chắn: sai lầm giúp chúng ta tìm được đúng người, đúng thứ phù hợp với chúng ta.
5. Đừng giễu cợt người khác
Làm tổn hại đến nhân cách người khác, tuy vui vẻ nhất thời, nhưng sẽ gây thương tổn cả đời. Trên thế giới này, sinh mệnh vốn là nương tựa vào nhau mà sinh tồn. Cho nên, ai cũng cần phải học được biết ơn!
Chúng ta cảm ơn thiên nhiên đã ban phúc lành, cảm ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, cảm ơn xã hội yên ổn; cảm ơn đồ ăn hương vị thơm ngon; cảm ơn quần áo mang đến sự ấm áp, cảm ơn cỏ cây hoa lá mang đến cảnh sắc tuyệt đẹp, cảm ơn nghịch cảnh đã cho ta cơ hội trưởng thành.
6. Đừng vô cớ nóng giận
Nóng giận dễ làm tổn thương thân thể, tổn thương tình cảm. Người với người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi đều là bình đẳng, đến thế gian trong tiếng khóc, ra đi cũng là trong tiếng khóc.
Ngàn vạn lần cần chú ý, lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chuyện gió êm sóng lặng.
7. Đừng ăn nói ba hoa
Nói nhiều tất nói hớ, im lặng là vàng. Lắng nghe là một loại trí tuệ, một loại tu dưỡng, một loại tôn trọng, một loại tâm linh câu thông.
Bình tĩnh là một loại tâm tính, một loại thành thục.
8. Đừng phong bế chính mình
Trợ giúp người là một loại cao thượng;
Lý giải người là một loại rộng rãi;
Tha thứ người là một loại mỹ đức;
Phục vụ người là một loại vui vẻ;
Trăng tròn là thơ, trăng khuyết là hoa, ngửa đầu là xuân, cúi đầu là thu.
9. Đừng ức hiếp người yếu hơn mình
Đồng cảm với người yếu hơn mình là một loại đức hạnh, một loại cảnh giới, một loại hài hòa. Một người tâm lý khỏe mạnh thì mới có một thân thể khỏe mạnh!
Người có một phần độ lượng, thì sẽ có nhiều thêm một phần khí chất; người có nhiều thêm một phần khí chất thì sẽ có nhiều thêm một phần nhân duyên; người có một phần nhân duyên, liền có thêm một phần sự nghiệp. Tích thiện thành đức, tu thân dưỡng tính.
Nguồn tin: Tinhhoa.net
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự