Làm thế nào để cư xử như những bậc thánh nhân?

Chủ nhật - 05/06/2016 21:55
Thổ lộ chân tình, Hiếu danh và Nóng nảy là những trạng thái cảm xúc tình cảm cần kiểm soát trước tiên. Ta phải kiểm soát nó cho kỹ, và tẩy trừ nó, đừng cho nó lộn vào các hành động có ý thức của ta hằng ngày.
Đừng bao giờ vô tình để cho người ta bắt buộc mình phải nói.
Đừng bao giờ vô tình để cho người ta bắt buộc mình phải nói.

Thổ lộ chân tình

Trong các cử động vô ý thức là hao tổn khí lực hơn hết, chỉ có sự thổ lộ chân tình là nên trừ khử trước nhất. Bất kỳ là ở vào trường hợp nào, tốt hơn ta hãy lặng lẽ làm thinh. Ta phải gắng sức, vì đó là một sức mạnh không phải dễ gì kềm thúc.

Ví như mỗi một lời nói, mỗi một cử động, mỗi cái múa tay, múa chân vô ích mà kềm lại được, là thêm cho mình khí lực đó. Đừng lãng phí khí lực của ta trong những câu chuyện vụn vặt: Bàn tán công chuyện hằng ngày, là thêm cho mình khí lực đó.

Đừng lãng phí khí lực của ta trong những câu chuyện vụn vặt: bàn tán câu chuyện hằng ngày, phê bình người kia kẻ nọ... Đừng tưởng đó là mất vẻ giao thiệp, chính đó là cách bớt những cử động vô ích cho mình và cho người.

Khi nào cần phải nói, thì hãy nói. Nói một cách có ý thức: lựa lọc từng lời. Phải thay vào những câu ngớ ngẩn bằng những câu có ý nghĩa. Đừng cãi lẫy vô ích với ai cả.

Nếu ta biết trước rằng không có ích gì cho hai bên, thì hãy làm thinh và để cho bên địch cho phung phí khí lực của họ; còn ta, ta hãy giữ gìn củng cố nó lại. Nhất là đừng bao giờ vô tình để cho người ta bắt buộc mình phải nói.

Trong khi nói, đừng hấp tấp, vội vàng. Thủng thỉnh mà nói. Nói cho rõ ràng, quả quyết. Trong ngày, hãy kiểm soát và thâu rút lời nói lại. Được nhiều chừng nào hay chừng nấy. Đừng lẫn lộn sự nói nhiều và nói ít. Có người suốt đời nói mãi, mà vẫn như chưa từng nói. Có kẻ suốt đời rất ít nói, nhưng mà nói rất nhiều.

Không lạ, một thánh nhân, dẫu nói suốt đời, cũng vẫn còn là nói thiếu... Còn lắm kẻ, một ngày không nói một lời, mà hễ nói ra toàn là những lời vô ý nghĩa, hoặc đi gieo sự ngờ vực, sự tan rã, sự cừu thù giữa con người... Họ chính là kẻ nói rất nhiều.

Cũng đừng sa vào thái quá. Nhiều kẻ tâm trí sâu hiểm, họ thấy hại cho kẻ khác, cũng vẫn làm thinh. Cái đó, không phải họ thu nhập khí lực, mà họ tiêu tan khí lực bằng sự dày vò của ghen ghét, giữa ác tâm...

Ở ngoài, thấy hòa hoãn nhưng nơi trong là một sức phá hoại ghê gớm mà ta không ngờ. Cái không nói của người điềm đạm không có ẩn một ác ý gì cả.

Hiếu Danh

Nói nhiều, thường là do nơi tấm lòng tự đắc nó xúi ta như thế. Ta kiếm đủ cơ hội, để tỏ cho chung quanh thấy ta là giỏi, là hay để thoả mãn cái lòng tự đắc, hiếu danh của mình.

Không phải những sự phách lối, thô kệch của bọn đụng ai cũng khoe khoang mình đâu! Một cách tinh vi, ta thừa đủ cơ hội để khen người này, tặng người kia nhưng rốt lại, người được khen ấy, là bầu bạn, anh em, học trò hoặc con cháu ta.

Cứ quan sát kỹ chung quanh, ta sẽ thấy trong câu chuyện hằng ngày, ít có ai tránh khỏi cái tánh hiếu danh ấy... Nhất là mình, phải kiểm soát cho kỹ lời nói, nhứt định đừng để nó phải sa vào xu hướng đó.

Nóng Nảy

Bất kỳ là ở trường hợp nào, đừng bao giờ để lộ ra vẻ nóng nảy, bực tức... Dẫu phải đứng trước những khiêu khích thậm tệ, hãy giữ thái độ trầm tĩnh.

Nên tự nhủ: "Nếu ta giận là ta mắc kế. Bởi ta không vừa ý họ, nên họ muốn trả thù ta bằng cách làm cho ta bực tức, đau đớn... Nhất định, ta không để cho ai lợi dụng và sai khiến ta như một con vật thụ động".

Nguồn tin: Theo Thu Giang - Nguyễn Duy Cần - Cái dũng của Thánh nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây