“Một người có tính cách tốt thì mọi việc đối với họ cũng sẽ tốt!”

Thứ hai - 01/02/2016 09:36
Một vị thiền sư đã khuyên mọi người rằng: “Một người có tính cách tốt thì mọi việc đối với họ cũng sẽ tốt!” Ông cũng kể: “Rất nhiều người đều tới hỏi tôi: “Sự nghiệp của tôi có tốt không?” “Gia đình của tôi có tốt không?” “Tương lai của con tôi có tốt không? hay “Tình duyên của tôi có tốt không?” Tôi chỉ hỏi lại họ một câu: “Tính tình của anh/chị có tốt không?”
“Một người có tính cách tốt thì mọi việc đối với họ cũng sẽ tốt!”
Học làm người là việc của cả đời mỗi người mà không có “tốt nghiệp”. Cho dù bạn là ai, trí thức, nông dân hay công nhân, thương nhân thì chỉ có học tập mới có thể tiến bộ. Vậy đời người cần học những gì để có một nhân cách tốt? Hãy cùng tham khảo những điều cần học tập mà vị thiền sư này đưa ra nhé!

1. Học nhận lỗi
Mọi người thường không muốn hoặc không chịu nhận lỗi sai mà hay nói rằng đó là lỗi của người khác còn bản thân mình là đúng. Kỳ thực, không nhận lỗi chính là một sai lầm.

Đối tượng mà bạn nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, nhóm người trong xã hội, thượng đế hoặc con cái, thậm chí là người không tốt với mình. Điều này, không làm mất đi của bạn điều gì cả mà còn thể hiện rằng bạn là một người khoan dung và độ lượng.

Học nhận lỗi không chỉ là một đức tính tốt mà còn là một sự tu luyện.

2. Học tập sự nhu hòa, mềm mại
Hàm răng của con người là cứng rắn, cái lưỡi là mềm mại. Nhưng đến khi về già, hàm răng đều rụng hết nhưng cái lưỡi vẫn mềm mại như khi còn trẻ. Cho nên, người ta nói rằng phải mềm mại thì cuộc đời mới lâu dài, cứng rắn thì ngược lại, cần học được “có hại chịu thiệt”. Tâm địa, tấm lòng nhu hòa mềm mại là một bước cao nhất của tu luyện.

3. Học tập “nhẫn”
Trên đời này, “nhẫn” một chút sẽ khiến “gió yên sóng lặng”, lùi một bước “biển rộng trời cao”. “Nhẫn” khiến cho mọi việc đều được hóa giải, tiêu trừ. “Nhẫn” chính là dùng trí tuệ, dùng năng lực để biến chuyện lớn thành chuyên nhỏ, chuyện nhỏ thành không có.

4. Học tập “câu thông” (giao tiếp, chia sẻ)
Nếu như khuyết thiếu “câu thông” sẽ sinh ra thị phi, tranh chấp và hiểu lầm. “Câu thông” là điều rất quan trọng, nó giúp mọi người hiểu nhau, thông cảm cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau, khi đó mọi chuyện sẽ được giải quyết dễ dàng và hòa bình hơn.

5. Học tập “buông bỏ”
Cuộc đời có những thứ giống như chiếc va li đựng hành lý. Khi chúng ta cần sẽ kéo hành lý theo, khi không cần sẽ buông bỏ và cất nó đi. Nếu như khi không cần đến mà không buông thì cũng giống như chúng ta luôn kéo theo một hành lý nặng nề ở bên cạnh mình. Như vậy sao có thể tự tại được? Năm tháng cuộc đời là có hạn, biết nhận lỗi, tôn trọng và bao dung mới có thể khiến chúng ta dễ dàng tiếp nhận cuộc sống, còn buông bỏ mới được tự tại!

6. Học tập “cảm động”
Khi chứng kiến chỗ tốt của người khác phải biết vui mừng, chứng kiến người tốt, việc tốt phải biết xúc động, cảm động.

Cảm động là thể hiện của một tấm lòng yêu mến, biết chia sẻ niềm vui với người khác là một loại tâm thái thiện lương. Trong cuộc đời mỗi người, có rất nhiều sự tình, lời nói làm chúng ta cảm động. Khi ấy, hãy cứ thể hiện lòng mình, cởi mở lòng mình với xung quanh, bạn sẽ nhận thấy cuộc đời có nhiều điều đẹp đẽ vô cùng.

7. Học tập “sinh tồn”
Để sinh tồn, cần giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, cơ thể khỏe mạnh không chỉ tốt cho bản thân mà còn khiến gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là một loại hiếu thảo với người thân gia đình.

 
Theo Letu.life
Mai Trà biên dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây