Cuộc đời con người là bể khổ ,làm thế nào được sung sướng là vấn đề con người luôn mong ước ,do vậy bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật đề cập đến đó là tứ diệu đế , đó là bốn chân lý của khổ - KHổ đế chân lý của cái khổ ,Tập đế -nguyên nhân của khổ .Diệt đế - diệt cái khổ ,Đạo đế là phương pháp là con đường thoát khổ
Bản chất của con người luôn luôn tìm đủ mọi cách để đạt được sự sung sướng như ý, và tránh đi tất cả những gì khó chịu không như ý. Ai cũng sợ khổ đau, cũng sợ mọi thứ khuấy động não phiền, ai cũng sợ bệnh, sợ già và sợ chết. Và ai cũng ham muốn được sung sướng, được an lành, muốn khỏe mạnh, giầu sang phú quý, muốn danh vọng quyền thế, và muốn mãi mãi được thụ hưởng. Sự phát triển không ngừng của đời sống, sự không ngớt tìm tòi và hoạt động không ngơi của con người, là để nâng cao đời sống lên. Và nâng cao chỉ có nghĩa là làm sao cho sống sướng ra và bớt khổ đi, an lạc ra và bớt lo âu sợ hãi đi.
Ngay cho đến các tội ác hay chiến tranh thật sự cũng chỉ là để đạt được sự sung sướng cho chính mình, hay để dẹp trừ đi một mối đe dọa âu lo nào đó. Con người tạo ra đủ thứ, kể cả thiện lẫn ác, giúp người hay hại người cũng chỉ là để đạt được sự thỏa mãn cho các ý muốn,sở thích của chính mình, và khi ý muốn được thỏa mãn, con người cảm thấy sung sướng.
Một cử động của cơ thể hay của tâm ý cũng là để tránh cái khổ tìm cái sướng, như khi đi nhiều mỏi nhừ chân nếu được ngồi xuống nghỉ ngơi thư giãn thì cảm thấy an lạc vui sướng ,hoặc ngồi lâu quá tê chân gò bó khó chịu, chúng ta được đi lại sẽ cảm thấy thật dễ chịu , khi tâm trí làm việc căng thẳng, chúng ta phải nghĩ ra trò đi giải trí để tâm thức được thoải mái hơn. Thấy người khác giầu có ,thì đau khổ ,ghen tỵ chỉ muốn lấy mọi thứ của họ để tạo sự sung sướng cho mình .Tóm lại sống có nghĩa là tạo ra một hoạt động tránh khổ để được sướng.
2. Ý nghĩa sướng
Sướng hay khổ đều là các cảm giác, Phật pháp gọi là "thọ". tác dụng tự nhiên của nó chỉ là "lãnh nạp", có nghĩa là "thâu nhận vào" : Thọ là ngưỡng cửa đầu tiên để thâu nhận các cảnh bên ngoài vào trong tâm thức. đều là do công năng "tạo tác" của hành. Thọ trở thành sướng hay khổ thật sự đều do công năng của hành mà ra.hành là hoạt động tạo tác của tâm thức. Nó là năng lực của tâm thức, là năng lực chủ động của sự sống. Nó còn thường được Phật pháp gọi là "tư", nghĩa thông thường là "ý muốn".khi nào nó thấy khao khát, thấy ham muốn nào đó. Lúc ấy nó khởi lên một "ý muốn" sở hữu hay sở đắc đối tượng ấy. Và khi đạt được đối tượng ấy rồi, tâm thức cảm thấy thỏa mãn, có nghĩa là một cảm giác "hài lòng, mãn nguyện" phát sinh. Cảm giác này chính là ý nghĩa sung sướng, hạnh phúc..Ðiều đó chứng tỏ "ý muốn" làm nên sự sung sướng.
3. Ý nghĩa khổ
Nếu một khi ý muốn không thành, tâm thức cảm thấy thất vọng, sầu não, nghĩa là nó thấy "khổ". Khi định nghĩa về khổ, Phật pháp thường đưa ra bốn nghĩa khổ như "thương nhau mà phải xa nhau", "ghét nhau mà phải gần nhau", "cầu mong mà không thành tựu" (cầu bất đắc khổ), và "phải chịu cưu mang một thân tâm sống động" (ngũ ấm xí thịnh khổ). khi thương nhau người ta luôn cầu mong được ở gần nhau, nay phải xa nhau tức cầu mong không thành tựu, thế nên cảm thấy khổ. Ghét nhau cũng thế, đã ghét thì "muốn" là đừng gặp gỡ nhau, nay phải chịu chung đụng, nghĩa là điều mong muốn xa cách không thành, thế nên cảm thấy khổ. Ngay cả ý nghĩa thứ tư đi nữa cũng không ra ngoài ý nghĩa "cầu bất đắc khổ". Tại sao vậy ? Tất cả các sự thể mà tâm thức sợ hãi không ưa muốn như già, bệnh, chết, phiền não, âu lo v.v... đều từ thân tâm này mà ra. Tâm thức mong muốn trẻ mãi, không bệnh, không chết, không âu lo, không phiền não, song một khi đã mang lấy một thân tâm như thế, là chắc chắn các mong muốn kia sẽ không bao giờ thành tựu được, thế nên có thân có tâm tức là có khổ rồi. Ngay cả các nghĩa khổ khác như "chuyển biến" (hành khổ), "tiêu tán hoại mất" (hoại khổ), cũng đều là do chúng đi ngược lại với ý muốn thường có mãi, vĩnh viễn. Tóm lại, tất cả mọi ý nghĩa của khổ đều dựa vào chỗ "không toại ý", "không mãn nguyện" mà nên.
4. Ðạo đức ý nghĩa sướng khổ
Mong muốn, khao khát, ước ao ...v...v... như thế chính là đầu mối của sướng ,khổ. Con người sống là để đạt được sung sướng, nghĩa là để được như ý, được mãn nguyện. Và vì sống là để đạt được như ý muốn, nên sống cũng có nghĩa là bằng mọi cách phải tránh đi những gì không như ý, tức phải tránh khổ cho bằng được.
Nếu sướng chỉ là thỏa mãn ý muốn, thời sướng không chắc gì là lý tưởng chút nào, và còn là rất nguy hiểm nữa. Thí dụ có ai đó căm thù nhau họ muốn giết chết nhau cho bằng được ,nếu giết được thì họ thấy mãn nguyện còn không trả thù được thì rất đau khổ Bởi người ta có thể làm ác để được thỏa mãn một ý muốn, cho dù đó là một ý muốn tốt, cũng như người ta có thể có những ý muốn rất ác khiến người ta sẵn sàng làm ác để được thỏa mãn. Mà một khi đã làm ác, thì dù lúc đó có được mãn nguyện đi nữa, nhưng rồi sau đó lại phải chịu hậu quả của việc làm ác này
5 Trau dồi đạo đức để tránh khổ.
Được như ý muốn là sướng, không như ý muốn là khổ, chỉ có điều là nếu tính chất của ý muốn là xấu hay ác, thì có được thỏa mãn như ý đi nữa, cái sướng này vẫn là một cái sướng chất chứa đầy âu lo và sợ hãi, do đó nó không còn đúng nghĩa gì là sướng nữa, nếu không nói là hoàn toàn khổ. Vì thế, để tránh được khổ và đạt được sướng, ý muốn của chúng ta cần phải có tính chất thiện và tốt. Ðạo đức và luân lý thế gian nhằm dạy dỗ cho chúng ta không được làm ác để thỏa mãn ý muốnxấu xa . Ðôi khi suốt một cuộc sống, chúng ta luôn luôn phải thúc ép và kềm chế mọi ý muốn của mình theo đạo đức và luân lý, trọn đời ý muốn của chúng ta không bao giờ được toại nguyện. sung sướng muốn được thỏa mãn. Nay lực sống ấy và sự sung sướng ấy hoàn toàn bị kềm kẹp bởi truyền thống đạo đức luân lý kia, điều này đưa lại sự bất mãn và phản kháng của ý muốn,con người cho là khổ.
. Muốn thực sự an lạc ta phải hiểu ý nghĩa của cuộc đời là vô thường ,chính nhờ vô thường mà chúng ta có thể chuyển hóa tâm thức từ phàm lên Thánh, từ chúng sinh thành Phật, Một khi biết rằng tất cả đều giả danh hư ảo thì có gì để nắm bắt tham đắm; hãy kịp tận dụng vô thường để buông bỏ mọi thứ, chỉ đặt nặng cho sự nghiệp chuyển hóa thân tâm để đạt đến tự tại an lạc.
Trong Khế kinh có nói: "Người biết đủ, dù nằm trên đất cát vẫn an lạc, trái lại, người không biết đủ, dù ở cung trời cũng không vừa ý".
Vậy muốn được sung sướng an vui, chúng ta cần phải Thiểu Dục và Tri Túc.tức là ham muốn ít và biết đủ , Chấp nhận những cái gì mà chúng ta không thể thay đổi được. - Đừng tham lam ôm đồm mọi thứ quá mức ,Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm được thời gian, năng lượng và những lo âu phiền muộn. hãm bớt tốc lực của lòng dục vọng tham lam để tinh tiến mãi trên con đường an lành.sống vui sướng.
Quán thọ thị khổ cho chúng ta hiểu rằng, sự khổ đến từ sự thọ lãnh, thọ nhận. Việc thọ nhận thân ngũ ấm đã đành là khổ rồi, chúng ta còn lãnh thọ biết bao sự việc chung quanh, chẳng hạn của cải, địa vị, công danh...những lãnh thọ này làm cho gánh nặng của ta vốn đã nặng lại càng thêm nặng.
- Đừng tham lam ,ham hố vật chất và danh vọng dễ trở thành kẻ độc ác bẩn thỉu.
-Tránh xa những cuộc nói chuyệnphiếm mất thời gian.
- Đừng nên giữ sự thù hằn. Học cách để bỏ qua và tha thứ. Nuôi dưỡng sự thù hận và bất bình sẽ hại chính bản thân bạn và gây nên sự đau khổ.
- Không nên ghen tỵ với người khác. Ghen tỵ nghĩa là bạn hạ thấp lòng tự trọng và tự nhận mình thấp kém hơn mọi người. Điều này một lần nữa gây nên sự thiếu vắng an lạc nội tâm.
.- Học cách để có thêm kiên nhẫn và khoan dung và độ lượng yêu thương đối với mọi người.
- Không nên phụ thuộc vào người khác ,đừng biến mình thành kẻ thường dựa dẫm và lợi dụng người khác
- Hãy để cho quá khứ đau buồn đi qua. và tập trung vào giây phút hiện tại.
Chúng ta cố gắng thực hành những điều đơn giản trên đây để giúp cho tâm của ta trong sáng, thanh tịnh, tự tại, nhẹ nhàng, thánh thiện
- Có một phú ông vô cùng giàu có. Hễ thứ gì có thể dùng tiền mua được là ông mua về để hưởng thụ. Tuy nhiên, bản thân ông vẫn cảm thấy không vui, không hề hạnh phúc.Một hôm, ông đố mọi người ai có thể làm cho ông ta vui sướng hạnh phúc thì ông sẽ tặng một túi tiền vàng cho người đó. Rất nhiều người tìm trăm phương nghìn kế để cho ông ta vui ,nhưng không có ai làm cho ông ta hài lòng.
Một hôm trời tối, có một người liền tóm lấy cái túi tiền vàng chạy đi. Phú ông sợ qua, vừa kêu gào, vừa gọi đuổi theo: không bắt được tên cướp ông ta đau khổ vô cùng.
Một lúc sau người đó quay lại, trả cái túi tiền lại cho phú ông, ông ta vui mừng khôn xiết, tưởng túi tiền đã mất lại quay về thì lập tức ôm nó vào lòng , người kia điềm tĩnh đứng trước mặt ông ta hỏi: “Ông cảm thấy thế nào? có vui sướng không, Có hạnh phúc không?”
-! Tôi cảm thấy mình quá vui quá hạnh phúc rồi!”.
Tóm lại con người đối với tất cả những thứ mình có sẵn ,đương nhiên là coi thường và không cảm thấy hạnh phúc,
Con người luôn quan tâm, hoài niệm thứ đã mất song lại không biết trân trọng những thứ mình đang có, đang sống trong hạnh phúc mà không biết mình hạnh phúc. Có lẽ, chính cái mất của mình gây ra đau khổ , bất hạnh cũng là nguyên do khiến cho con người hạnh phúc vui sướng khi tìm lại được.