Thế nào là "đủ"

Chủ nhật - 07/08/2016 09:16
Biết nói “đủ” với chính mình chính là trí tuệ, là tấm lòng độ lượng, là cảnh giới của cao nhân, là bí quyết để giữ thân.

Hán Văn Đế vừa đăng cơ, để khảo sát các quan lại trong triều đình mới nói: “Đồ ta thưởng cho các khanh ở trong quốc khố, có thể lấy bao nhiêu thì thưởng bấy nhiêu.”

Kết quả có vài người bởi vì lấy quá nhiều, không thể vác nổi nên bị ngã gãy xương. Hoàng để xem bản ghi chép nói: “Mấy người này không thể dùng, tham lam không có điểm dừng, nhất định sẽ có ngày vì lòng tham mà gây ra chuyện, trẫm không thể tin tưởng.”

Biết nói “đủ” với chính mình chính là trí tuệ, là tấm lòng độ lượng, là cảnh giới của cao nhân, là bí quyết để giữ thân.

Có một lần đi dự tiệc đứng, trong đó có một nữ nhà văn tôi rất thích nhưng sau đó tôi nhìn thấy trên đĩa của nhà văn nổi tiếng kia là một núi nhỏ thức ăn, cuối cùng nữ nhà văn đó để thừa một nửa. Cảm nhận tốt đẹp về nhà văn kia lập tức không còn nữa: “Một người không biết nói “đủ” với chính mình tôi không thể tôn trọng được. ”

Trong tình yêu cũng cần phải biết đủ. Đào Hành Tri có câu nói rất hay: “Tình yêu là loại rượu vừa đắng vừa ngọt; hai người uống thì chính là Cam Lộ; ba người uống là dấm chua; uống tùy tiện sẽ trúng độc.” Mỗi gia đình chỉ cần có một người vợ là đủ, cơm ngon canh ngọt, gia đình đầm ấm. Thử học theo Lý Ngao: “Đừng yêu quá nhiều, yêu một chút thôi. Tình yêu của người khác là biển sâu, tình yêu của tôi nông cạn.”

Kiếm tiền cũng phải tự biết “đủ”. Đồng tiền vạn năng, không có tiền vạn sự bất thành, thích kiếm tiền, kiếm nhiều tiền, con người không ai không có tâm lý này. Nhưng đừng bao giờ biến mình thành kẻ có lòng tham vô đáy, có trăm triệu lại muốn một tỉ, đuổi kịp Lý Gia Thành lại muốn được như Bill Gates. Đừng biến mình thành cái máy kiếm tiền. Kiếm đủ tiền rồi, có chút tích lũy rồi thì nên chậm bước chân lại, hưởng thụ cuộc sống, làm việc thiện, báo đáp xã hội. Ngày ăn ba bữa, đêm ngủ tám tiếng, cần nhiều tiền thế làm gì chứ?

Uống rượu cũng phải biết tự bảo mình dừng lại. “Hội hè một lần ba trăm chén” là câu nói khoa trương của các thi nhân lãng mạn, đừng biến lời nói thành việc thật. Dẫu sao uống nhiều cũng không được lợi ích gì cả, quan trọng nhất là ảnh hưởng xấu đến sứ khỏe. Rượu uống gần say, hoa nở nửa đúng chừng mới là cảnh giới cao nhất của thưởng thức. Dù vui đến đâu cũng cần kịp thời tự nói với bản thân: "Đủ rồi, dừng lại thôi!"

Vinh dự, cũng chỉ cần “đủ”. Vinh dự, chính là sự công nhận của xã hội và mọi người đối với thành tựu và sự cống hiển của một người, có năng lực xứng đáng mới được hưởng vinh dự. Vinh dự quá cao sẽ giống như cái mũ to đội lên cái đầu nhỏ, khiến người khác giống như con chim treo quá nhiều gánh nặng trên hai đôi cánh, không thể bay lên cao. Mua danh trục lợi, tự tâng bốc mình, kết quả là không gánh vác nổi cái danh tiếng trên vai, khó chịu nhất vẫn là bản thân mình. Bởi vậy, người thông tuệ sẽ từ chối những lời tâng bốc, những lời tán thưởng, dũng cảm nói với những vinh dự quá cao, quá nhiều rằng: Đủ rồi, quá nhiều rồi, tôi không cần!

Tuổi thọ, cũng chỉ nên vừa đủ. Con người luôn mong được trường thọ, luôn chúc nhau “vạn thọ vô cương”, thế nhưng rất ít người sống thọ được đến trăm tuổi. Khi bước đến đoạn cuối của cuộc đời, bình thản nhìn lại những chuyện đã qua trong cuộc đời, trong lòng sẽ đầy những cảm kích, cảm giác thỏa mãn bởi những gì cuộc đời đã mang lại cho mình. Đủ rồi, ông trời đối với tôi không bạc, sống cuộc đời này như vậy là không uổng, tôi nên đi thôi. 

Người biết “đủ” sẽ biết tiến biết lui, cho và nhận sòng phẳng, hưởng niềm vui sống, xem nhẹ cái chết, tiêu diêu tự tại, khiến người khác phải ghen tị. Người biết “đủ” đối với người thì hành thiện, đối với đời thì có ích, tấm lòng ngay thẳng, hài lòng với những gì mình có, khiến người khác ngưỡng mộ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây