“Thông minh” không thể cứu vãn được sự xuống dốc của đạo đức

Thứ năm - 21/07/2016 08:13
Đạo đức của con người một khi đã trượt dốc, thì dù thông minh đến mấy cũng chẳng ích gì. Dưới đây là kinh nghiệm tìm việc của một cô gái du học ở Pháp, và bài bài học đáng suy ngẫm cho chúng ta …
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thông minh không cứu vãn nổi sự trượt dốc của đạo đức

20 năm trước, có một cô gái trẻ ngay sau tốt nghiệp liền đến nước Pháp, để vừa làm vừa học. Rồi dần dần cô phát hiện rằng hệ thống giao thông cộng cộng ở đây là tự phục vụ, nghĩa là bạn muốn đi đến đâu, thì cần chỉ đến quầy vé cho tuyến đó rồi lên xe đi, trên xe không có người bán vé và kiểm vé, chỉ có đội soát vé thỉnh thoảng sẽ ngẫu nhiên kiểm tra, và những lần đến kiểm vé bất chợt là vô cùng ít.

Cô ấy thấy rằng đây là lỗ hổng trong quản lý, hay là nói theo theo cách tư duy của cô là lỗ hổng. Dựa vào sự thông minh của mình, cố ấy đã ước tính xác suất: Tỷ lệ bị kiểm tra khi không mua vé chỉ là 3/10.000. Cô ấy rất đắc trí với tính toán này của mình, từ đó, cô thường xuyên đi xe mà không mua vé.

Cô ấy còn tìm ra lý do để biện giải cho việc làm của mình: Vì mình vẫn còn là sinh viên nghèo, có thể tiết kiệm được chút nào thì nên tiết kiệm.

Nhưng cô không ngờ lối tư duy này lại chính là một sai lầm lớn…

Bốn năm sau, với tấm bằng đại học xuất sắc của một trường đại học nổi tiếng, cô tràn đầy tự tin nộp đơn xin việc vào một số công ty đa quốc gia tại Paris, và cô đều được gọi đi phỏng vấn.

Những công ty này ban đầu đều rất ấn tượng và hào hứng với cô, nhưng chỉ sau đó vài ngày họ lại nhẹ nhàng từ chối không nhận cô. Lần nào cũng thất bại, khiến cô rất phẫn nộ, cô cho rằng nhất định những công ty này kỳ thị chủng tộc, bài xích người nước ngoài.

Lần cuối cùng, cô xông vào phòng giám đốc nhân sự của một công ty, yêu cầu giám đốc nhân sự đưa ra một lý do hợp lý cho việc không tuyển dụng cô, và kết quả là mọi thứ đều nằm ngoài dự liệu của cô.

Đây là đoạn đối thoại khiến chúng ta phải ngẫm thật nhiều

Giám đốc: Cô gái, chúng tôi không phải là kỳ thị cô, mà ngược lại, chúng tôi rất tôn trọng cô. Khi cô vừa đến xin việc, chúng tôi rất ấn tượng với thành tích học tập của cô, nói thực, xét về năng lực làm việc thì cô đúng là người mà chúng tôi muốn tìm.

Cô gái: Vậy tại sao không cho tôi vào làm việc?

Giám đốc: Bởi vì chúng tôi đã tra cứu lưu chép sử dụng thẻ ATM của cô, thấy rằng cô có 3 lần bị xử phạt vì trốn vé.

Cô gái: Tôi không phủ nhận điều này. Nhưng chỉ vì chuyện nhỏ này mà công ty lại bỏ qua một nhân tài như tôi sao.

Giám đốc: Chuyện nhỏ ư? Chúng tôi không coi đây là chuyện nhỏ. Chúng phân tích rất kỹ, lần đầu trốn vé là tuần đầu tiên cô đến Pháp, nhân viên kiểm vé đã tin lời giải thích của cô, bởi vì cô nói cô vẫn chưa quen với hệ thống tự mua vé, nên họ chỉ bán vé bổ sung cho cô. Nhưng sau đó, cô lại bị phát hiện trốn vé 2 lần nữa.

Cô gái: Tại vì lúc đó trong túi tôi không có đồng tiền lẻ nào.

Giám đốc: Không… không, thưa cô. Chúng tôi không đồng ý với cách giải thích của cô, cô đang nghi ngờ chỉ số IQ của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng, cô có thể đã trốn vé cả trăm lần rồi.

Cô gái: Đó cũng đâu phải tội nặng gì, có đến mức nghiêm trọng như vậy không? Tôi sẽ không làm vậy nữa, có được không?

Giám đốc: Không… không, thưa cô. Chuyện này chứng minh 2 điều: Một là là cô không tôn trọng quy tắc, cô đã tinh ý phát hiện ra kẽ hở của quy tắc, và đã lợi dụng nó.

Hai là cô không đáng tin cậy. Trong khi rất nhiều công việc trong công ty chúng tôi là phải dựa trên sự tin cậy, bởi vì nếu cô phụ trách nghiên cứu thị trường ở một số khu vực, công ty sẽ sẽ giao cho cô rất nhiều quyền hạn.

Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi không thể lập ra một ban giám sát, cũng giống như hệ thống giao thông vậy. Vì thế chúng tôi không thể tuyển dụng cô, và có thể nói rằng, không có công ty nào trên đất nước này, thậm chí cả liên minh châu Âu, mà dám nhận cô.

Đến lúc này cô mới tỉnh ngộ và cảm thấy hối hận vô cùng. Điều khiến cô ghi nhớ nhất là câu nói cuối cùng của vị giám đốc: Đạo đức có thể bù đắp cho sự kém thông minh, nhưng thông minh mãi mãi không thể cứu vãn được sự thiếu hụt về đạo đức.

Đạo đức là phẩm chất cơ bản nhất của con người, cũng là nhân cách của một người. Một người dù ưu tú đến đâu nhưng nhân cách có vấn đề, cũng sẽ mất đi niềm tin và sự ủng hộ của người khác.

Trên phương diện việc làm, những hành vi mất nhân cách thế này càng đáng sợ hơn, vì cái lợi nhỏ trước mắt mà phá bỏ nguyên tắc, điều này chắc chắn sẽ hủy hoại tiền đồ của bạn. Trong sự nghiệp cần phải dựa vào năng lực và sự chân thành của bản thân, mất thứ gì cũng không bằng mất đi nhân phẩm.

Lê Hiếu, dịch từ Cmoney.tw



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây