Là một Phật tử hướng đạo, Doanh nhân Tuyết Nga luôn chọn cho mình cuộc sống hướng thiện: thiện nguyện cho đời và tĩnh tại cho tâm hồn mình. Những ngày đầu hay giữa tháng, chị luôn cố gắng đi chùa, ăn chay thanh tịnh, để cảm nhận được sâu hơn sự giác ngộ cho riêng mình.
Những khoảng trống vô hình
Đời doanh nhân, thăng trầm trải dài theo cuộc sống. Vui buồn, đời người ai cũng có nhưng với một doanh nhân, sự cô đơn nhiều khi còn tăng lên gấp bội.
Con đường của doanh nhân không trải hoa hồng như người đời vẫn nghĩ. Mỗi quyết định, mỗi cân nhắc sẽ liên quan tới hàng trăm người xung quanh mình. Đó là những đêm dài không ngủ, những bữa ăn dở dang nuốt vội ... doanh nhân không sống cho riêng mình.
Một doanh nhân thành đạt
Bởi vậy, mỗi doanh nhân đều có những khoảng trống không thể nói cùng ai. Nhất là nữ doanh nhân, họ lại càng khó tâm sự những điều đang suy nghĩ. Sự nhạy cảm nhưng lại phải cứng rắn khiến cho các chị luôn phải gồng mình trong công việc.
Doanh nhân cần có khoảng lặng của riêng mình
Không thể chia sẻ với đời, doanh nhân thường tự đối thoại với chính mình, trong không gian tĩnh lặng và an tọa nơi tượng Phật.
Những lời kinh chú đại bi, sự nhân từ đạo giới sẽ giúp cho những ai đang vướng bận tâm hồn cảm thấy nhẹ nhàng và an nhiên hơn. Đó chính là khoảng lặng trong tâm hồn của mỗi người. Đó là lúc, sóng gió ngoài kia tạm khép lại nơi cửa chùa, để các phật tử hướng hết lòng mình với đạo, Phật.
Và là một người hoạt động thiện nguyện nhiệt thành
Doanh nhân Doãn Tuyết Nga từng nói: "Đến với đạo Phật, tôi thấy lòng mình thật thanh thản. Những phút giây đó, tôi không thấy mình bận tâm bởi cuộc sống xung quanh. Tôi được sống với chính mình, một Phật tử nương náu tâm hồn nơi cửa Phật..."
Cũng chính sự giác ngộ trong tâm, doanh nhân Doãn Tuyết Nga đã coi thiện nguyện là một phần cuộc sống của mình. Chị thường dành một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh của công ty để tham gia thường xuyên các hoạt động thiện nguyện như một sự trả ơn với đời, với người...
Nguồn tin: Kenhsaoviet.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự