Đạo hiếu qua góc nhìn của nhà báo Thái Hà

Thứ tư - 06/08/2014 21:17
Trong chương trình "Đại lễ Vu Lan với Phật tử & Doanh nhân" được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC 1HD, VTC 2, Truyền hình An Viên (AVG) tại Nhà hát lớn Hà Nội tối ngày 04/08/2014, nhà báo Thái Hà đã có cuộc giao lưu chia sẻ về đạo hiếu ngày nay dưới cái nhìn của người làm báo.
Nhà báo Thái Hà chia sẻ trong buổi giao lưu
Nhà báo Thái Hà chia sẻ trong buổi giao lưu
Ông đã có quãng thời gian gần 40 năm và viết nhiều đề tài trong đó có chủ đề đạo hiếu và ở mảng này dường như làng báo ít người đề cập. Xin chia sẻ với quý độc giả của Phatgiao.org.vn về cuộc trò chuyện của Nhà báo Thái Hà - Phó Trưởng ban Báo Nhân dân hàng tháng, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng:
 
Ân đức công lao của đấng sinh thành ra chúng ta là vĩ đại và vô cùng lớn lao. Mọi thứ trên cuộc đời này mà chúng ta có được đều là quà do cha mẹ ban tặng. Theo đạo Phật. Gốc của việc làm người là “hiếu”. Bởi vậy có câu: “Đạo Phật là đạo hiếu, hành Phật là hành hiếu”.

Dân gian cũng từng có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ mới là chân tu” hoặc “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”. Câu thứ 6 trong 14 điều răn của Phật ghi: “Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”. Để làm một phật tử chính tín trước tiên phải là một người con hiếu thảo. 

Các khách mời tại buổi giao lưu...
Nghề làm báo cho tôi cơ hội tiếp xúc và gặp gỡ biết bao con người, biết bao số phận. Xin chia sẻ với quý vị và các bạn 2 câu chuyện đã đăng trên báo Nhân dân.
 
Câu chuyện 1: Cách đây chừng 3 năm tôi dự lễ tang một nhà khoa học danh tiếng (xin cúi đầu trước vong linh người đã khuất để kể chuyện này). Người quá cố có ba người con trai đều xuất ngoại cả, họ thành đạt trên đường quan lộ và kinh doanh, có người học ở Đại học Harverd. Đám tang đông hiếm thấy, người chờ viếng cả tiếng đồng hồ, hàng trăm vòng hoa lớn nhỏ, năm sáu chục xe ô tô đi sau xe tang. “Nghĩa cử là nghĩa tận”, nhưng lại vắng mặt ba “quý tử” của nhà khoa học này. Sau lễ truy điệu, Ban tổ chức đọc ba bản fax chia buồn của các con ông gửi cho người cha đột ngột tạ thế của mình. Nên thông cảm hay trách cứ đây?Xin nhường lại sự phán xét cho người đọc…
 
Câu chuyện 2: Năm ngoái tôi tới thăm một trại phục hồi nhân phẩm ở tỉnh K. Tôi chú ý tới một cô gái tên Lan – ước chừng 19, 20, đôi mắt mở to đượm buồn. Khi được hỏi vì sao dấn thân vào nghề “buôn phấn, bán son” cô chỉ cúi đầu im lặng và khóc tấm tức. Quản giáo của trại cho tôi đọc lời khai vào trại của Lan. Bố mẹ cô Lan khi xưa làm công nhân của nhà máy dệt. Không may một tai nạn giao thông đã khiến bố trở thành người thương tật nằm bất động, mẹ thì viêm đa khớp nghỉ mất sức, 3 đứa em còn nhỏ dại. Đang học lớp 12 Thanh Lan bỏ học phụ việc cho quán cà phê karaokê để kiếm tiền và còn bán thân, bán tuổi con gái, tuổi thanh xuân để “đi bụi” theo khách… 
 
Tôi chăm chú vào bản cuối của lời khai có đoạn: “Em xin chịu các hình phạt, lạy các anh chị đừng bao giờ để cho ba má em biết em làm nghề xấu xa này, vì nếu biết ba, má em sẽ chết mất”. Một kiểu báo hiếu tưởng như khó tin và đau lòng đến như vậy.
Một chân lý giản dị: Ai biết yêu thương bố mẹ mình mới có thế là người tốt trong xã hội được. Đây là đạo lý rất cội rễ.

Nguồn tin: Phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây