Kha Thanh Vân - Nữ doanh nhân có tâm Bồ tát

Thứ năm - 08/01/2015 07:25
Khách sạn An Long 279 - 281 - 290 - 291 Trần Hưng Đạo, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang không phải là khách sạn duy nhất trên dải đất hình chữ S này, nhưng nhắc đến Khách sạn An Long thì rất nhiều người biết đến vì giám đốc khách sạn đó là một doanh nhân thành đạt có tâm Bồ Tát, đã làm rất nhiều việc thiện nguyện cho cuộc đời.
Doanh nhân Kha Thanh Vân và Hoà thượng Thích Thanh Từ
Doanh nhân Kha Thanh Vân và Hoà thượng Thích Thanh Từ

Khách sạn An Long 279 - 281 - 290 - 291 Trần Hưng Đạo, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang không phải là khách sạn duy nhất trên dải đất hình chữ S này, nhưng nhắc đến Khách sạn An Long thì rất nhiều người biết đến vì giám đốc khách sạn đó là một doanh nhân thành đạt có tâm Bồ Tát, đã làm rất nhiều việc thiện nguyện cho cuộc đời.

Sinh ra trong một gia đình Phật tử thuần thành mà cả cha và mẹ đều là tu sĩ, đệ tử của Hoà thượng thiền sư Thích Thanh Từ, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nên chị sớm được đắm mình trong ánh sáng Phật pháp soi đường. Một lòng tín tâm theo Phật, chị luôn thực hành tư tưởng “từ bi hỷ xả” của đạo Phật bằng cách làm từ thiện, bố thí, cúng dường … Là một doanh nhân thành đạt nhưng chị chưa bao giờ khoe khoang chuyện tiền bạc, của cải, tuy nhiên, khi nói về công tác từ thiện thì chị không giấu được sự tự hào về những việc mình đã làm cho đồng bào nghèo.Doanh nhân Kha Thanh Vân và Hoà thượng Thích Thanh Từ

Chị kể, tuy chị không phải là người giàu có nhất tỉnh An Giang, số tiền chị đóng góp hàng năm cho công tác thiện nguyện cũng không phải là lớn nhất, nhưng từ khi thấy chị nhiệt tình với những công tác từ thiện thì rất nhiều doanh nhân thành đạt đã làm theo chị, ủng hộ chị, bớt tiền bạc, của cải công sức để đóng góp từ thiện. Chị đã từng đi bộ hàng chục cây số để xin và mua quần áo cũ mang về chùa làm từ thiện. Chị đã cho in hàng chục ngàn cuốn kinh, thu thập hàng ngàn tượng Phật, sao chép hàng trăm ngàn băng đĩa giảng dạy về đạo Phật, mua hàng ngàn chuỗi hạt… để tặng cho các Phật tử. Không những vậy, để tưởng nhớ và bày tỏ tấm lòng thành kính đối với cha mẹ, hàng năm, vào ngày giỗ của hai đấng sinh thành, chị lại đi tới từng nhà, phát gạo cho những người nghèo. Có thể nói, tấm lòng nhân ái của chị không thước nào có thể đo hết được. Quả không sai khi nhiều người dân, nhiều Phật tử An Giang nhắc tới Kha Thanh Vân đều ví chị như “Bồ tát” giữa đời thường.

Dù đã bước sang cái tuổi lẽ ra được nghỉ ngơi, nhưng đôi chân chị vẫn không mệt mỏi, chị còn mong muốn được trao nhiều phần quà hơn nữa, nhiều tấn gạo hơn nữa cho những người khốn khó trong xã hội. Ở đâu thiếu tình thương thì ở đó cần sự sẻ chia. Nụ cười của những em bé, những người cô đơn, bất hạnh chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của đời chị. Nụ cười ấy là động lực tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân chị dạn dĩ hơn nữa, đôi tay rắn chắc hơn nữa để ban phát lòng nhân ái “Bồ tát” tới tất cả mọi người


Doanh nhân Kha Thanh Vân và con gái nhận chữ TÂM trong chương trình “Hành trình về non thiêng Yên Tử”

Có lần sức khoẻ chị không được tốt, con trai là bác sĩ đã ngăn chị không cho chị tiếp tục đi làm từ thiện nữa vì sợ bệnh nặng thêm, nhưng không được giúp đỡ người khác chị luôn cảm thấy bứt rứt trong người nên chị đã thành tâm xin với chư Phật gia hộ, cho chị có sức khoẻ để chị đi làm từ thiện. Kỳ lạ thay, càng đi chị càng thấy người mình khoẻ ra và căn bệnh của chị cũng tiêu biến lúc nào không hay. Từ những việc như vậy chị càng thêm tin vào chánh pháp, tin vào chánh pháp chị càng năng làm những điều thiện mong cho nhiều người bớt đi cuộc sống nghèo khổ và ánh sáng Phật pháp soi rọi được đến nhiều người.

Có lẽ vì luôn đem niềm vui đến cho người khác và cái tâm luôn thanh khiết như nước Cam Lồ của Bồ Tát Quan Thế Âm nên trông chị trẻ hơn rất nhiều so với tuổi. Gặp chị lúc nào cũng thấy chị tươi cười, cởi mở và thân thiện. Dù có nói chuyện gì với chị rồi mọi câu chuyện cũng quay về với chuyện Phật pháp và làm từ thiện. Chị cho biết chị đã phát nguyện với Phật là sẽ làm từ thiện suốt 50 năm, chị chỉ mong sao trời Phật gia hộ cho mình có sức khoẻ để mình có thể hoàn thành tâm nguyện đó.

Nhiều người gọi chị là Bồ Tát giữa đời thường, nhưng chị khiêm tốn không dám nhận. Chị vẫn bảo mình là người bình thường, chưa làm được gì nhiều, chưa hiểu nhiều về Phật pháp. Kinh kệ chị thỉnh về nhà chị không có thời gian để nghiên cứu vì bận đi làm từ thiện. Chị quan niệm giúp được ai cái gì thì cứ giúp, còn bản thân mình thì tính sau nên băng đĩa xem chưa xong, thấy hay chị lại sao ra để đem cho, kinh sách thấy hay chị lại lấy đi tặng cho mọi người … vì vậy, chị học về giáo lý Phật pháp chưa nhiều hơn ai, nhưng thực hành thì lại ít ai bằng.

Tâm sự về những dự định trong tương lai, chị cho biết: chị đang dự định xây một bệnh viện phục vụ cho người dân nghèo tại miền Tây, chị đang tìm địa điểm thích hợp và chờ xin giấy phép. Hi vọng tâm nguyện này của chị sớm thành hiện thực để nhiều bà con nghèo được nhờ bởi cái tâm Bồ Tát của chị.

Nguồn tin: Vedepphatphap.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây