Để tỏ lòng quý mến vị danh nhân đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình và nổi tiếng thế giới, trong niềm ngưỡng mộ quý kính, người dân mong muốn được tặng hoa, tưới nước thơm và choàng khăn lụa đến bà. Tiếp đó là được sự đón tiếp của ông Prakash Man Singh Phó Thủ tướng Ấn Độ.
Nữ Phật tử Aung San Suu Kyi dành trọn thời gian 2 giờ tại Tu viện Guruma Dhammawati để ôn lại kỷ niệm 40 năm trước bà đã trải qua 9 tháng học Phật pháp nơi đây và từng là giáo viên dạy tiếng Anh cho các nữ tu học và học sinh.
Tu viện Guruma Dhammawati, các quan chức của Ủy ban Phát triển Shreegha và nhân viên xã hội đã chúc mừng bà Aung San Suu Kyi. Sau chương trình chính thức, bà Aung Suu Kyi đã dành khoảnh khắc thân mật với các vị nữ tu tại Tu viện Guruma Dhammawati. Chương trính cũng tạo điều kiện thuận tiện để bà thực hiện nghi lễ tụng kinh cầu nguyện cho nhân dân đất nước Myanmar và nhân loại thế giới luôn sống hòa bình, hạnh phúc.
Tôi ảnh hưởng rất nhiều bởi sự hy sinh, cống hiến và sự nghiệp trí tuệ của đức Phật, bà nói. Cuộc đấu tranh của tôi bắt đầu khi tôi còn ở Nepal. Tôi sẽ luôn luôn nhớ Nepal và Tu viện guruma Dhammawati yêu quý. Tôi mong rằng sẽ sớm trở lại khi thời gian cho phép. Bà cũng nói rằng Nepal là một địa điểm hành hương cho tất cả Phật tử và những người yêu hòa bình trên thế giới.
Nữ Phật tử Aung San Suu Kyi đã đến thăm Thánh tích Lâm Tỳ Ni (Lumbini), bà nói rằng : “Nếu chúng ta có thể loại bỏ sự ham muốn trần tục để thực hành từng bước chân an lạc theo con đường Từ bi Trí tuệ của đức Phật thì thế giới sẽ được hòa bình và nền tảng Nhân bản, Dân chủ sẽ được phát triển khắp muôn nơi. Bà nói thêm : Tôi vô cùng hạnh phúc khi đã trở lại kính viếng Thánh tích Lâm Tỳ Ni (Lumbini) sau nhiều chuyến thăm Nepal. Ông Bal Krishna Panthi Giám đốc (CDO) Quận Rupandehi, tiếp đón Bà và thông tin mới nhất về sự phát triển gần đây của Thánh tích Lâm Tỳ Ni.
Người tiêu biểu cho sự đấu tranh tự do dân chủ của Miến Điện và thế giới, Bà Aung San Suu Kyi đã đến Nepal theo lời mời của Bệnh viện Ung thư BP Memorial, để đánh dấu lễ kỷ niệm trăm năm ngày sinh cho cố Thủ tướng Bisheshwar Prasad Koirala (1914-2014). Bà phát biểu : “Sự liên quan của xã hội dân chủ trong thế giới đương đại ". Trong thời gian lưu trú tại Nepal, Suu Kyi gặp Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi và Thủ trưởng các đảng phái chính trị khác nhau của Nepal.
Bà Aung San Suu Kyi đã đến thăm Nepal và không quên kỷ niệm thời ấu niên. Năm 1960, Mẹ Daw Khin Kyi được cử làm đại sứ tại Ấn Độ, Suu Kyi theo mẹ sang New Delhi. Năm 1960-1964, Suu Kyi theo học trường trung học và trường Lady Shri Ram College tại New Delhi. Năm 1985, xuất bản "Đi thăm Miến Điện" cho giới đọc giả trẻ. Xuất bản sách về Nepal và Bhutan (NXB: Burke, London). Bà đã viết "Hãy Xem Nepal”, một cuốn sách để thúc đẩy Nepal trên trường quốc tế. Giải Nobel hòa bình đoạt giải và nhà lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện. Bà trở lại Miến Điện vào ngày 16 tháng 6, kết thúc chuyến thăm Ấn Độ đất Phật linh thiêng ngắn ngủi của mình để cầu nguyện cho đất nước.
Bà Aung San Suu Kyi nhận được chào đón nồng nhiệt tại Thành phố Kathmandu, thủ đô Nepal, kỷ niệm nơi làm việc và dạy tiếng Anh.
Tác giả bài viết: Thích Vân Phong
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự