Cầu như thế thấy như không có lợi. Tuy nhiên, Phật dạy khởi tâm làm lành thì được hai cái lợi. Cầu siêu cho cha mẹ lợi cho cha mẹ, mà cũng lợi cho chúng ta. Vì nếu cha mẹ sinh trong ngã quỷ, mà kiếp ngã quỷ sống cả ngàn năm rất là khổ, nên rất cần sức chú nguyện của người chân chính tu hành, để có chút sức mạnh giúp cho họ dễ tỉnh thức thoát kiếp ngã quỷ, đó là có lợi.
HỎI: Thưa Thầy, cầu siêu cho người mới chết và người chết lâu, người chết có lợi ích gì? Và, phóng sinh loài thú, loài thú nó đi ăn nuốt bao nhiêu con khác. Như vậy có nên phóng sinh không?
ĐÁP: Cầu siêu cho người mới chết thì hợp lý. Còn người chết đã lâu mấy chục năm thì đã sinh nơi khác, đâu còn luẩn quẩn quanh đây mà cầu siêu. Cầu như thế thấy như không có lợi. Tuy nhiên, Phật dạy khởi tâm làm lành thì được hai cái lợi. Cầu siêu cho cha mẹ lợi cho cha mẹ, mà cũng lợi cho chúng ta. Vì nếu cha mẹ sinh trong ngã quỷ, mà kiếp ngã quỷ sống cả ngàn năm rất là khổ, nên rất cần sức chú nguyện của người chân chính tu hành, để có chút sức mạnh giúp cho họ dễ tỉnh thức thoát kiếp ngã quỷ, đó là có lợi.
Còn nếu cha mẹ sinh ở cõi trời hay ở cõi người đang hoạt động sinh sống, chúng ta có cầu cũng không tỉnh thức. Nhưng vì lòng hiếu thảo cung kính Tam Bảo chúng ta cầu đó là phước của chúng ta. Như vậy cầu siêu không có thiệt thòi, bên nào cũng có lợi.
Còn vấn đề phóng sinh phát nguồn từ lòng từ bi. Ví dụ như chúng ta thấy con cá lớn bị bắt lên cạn, sắp bị đập đầu nó giãy dụa, động lòng thương chúng ta mua nó về thả xuống sông. Được sống lại ở dưới nước, con cá đó ăn những con cá nhỏ để sống. Cứu sống con cá lớn để rồi cá lớn ăn cá nhỏ, như vậy chúng ta có chịu chung tội với nó không? Nếu có tội thì lúc tiền thân Phật hành hạnh Bồ tát bố thí thân cho cọp đói ăn, cọp nhờ ăn thịt tiền thân Phật mà được sống, sau đó nó bắt heo rừng, bắt nai ăn thì Phật cùng có tội với nó sao?
Chúng ta nên hiểu việc phóng sinh là do lòng từ của chúng ta phát khởi, khi thấy con vật sắp chết bị khổ mà làm, chứ không nghĩ mai kia con vật đó nó làm cái gì. Chúng ta cứu nó là vì lòng từ bi là được phước, còn chuyện mai kia nó làm gì là chuyện của nó, chúng ta đừng có lo xa quá. Vì lo xa quá nên không dám làm gì hết, rốt cuộc chẳng làm lợi ích gì cho ai. Chẳng hạn thấy người ăn xin, nghĩ có thể người này xin tiền về cờ bạc ăn chơi xa xỉ... Nếu cho tiền họ là nuôi dưỡng họ tạo tội thêm, nên không cho. Cứ nghĩ như vậy thì lòng từ của mình dần dần tiêu mất. Thấy cái gì cũng suy lý hết, nên không làm được việc gì có ích. Tu theo đạo Phật thấy người, vật khổ, liền khởi lòng từ bi cứu giúp cho lòng từ được phát triển, còn chuyện về sau là của người, của vật, không phải là chuyện của mình.