Một người vận mệnh có tốt hay không điều là khẩu nghiệp

Chủ nhật - 30/10/2016 09:03
Người bình thường, điều dễ phạm phải nhất chính là khẩu nghiệp. Một người vận mệnh có tốt hay không, chỉ cần nhìn xem người đó có tu khẩu đức hay không là có thể nhìn ra. Bởi vì nói lời không tốt tất bạc mệnh.
Người hiểu biết không cần phải nói hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại là khẩu đức của mình. (Ảnh: Internet)
Người hiểu biết không cần phải nói hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại là khẩu đức của mình. (Ảnh: Internet)
Đời người không phải mỗi ngày đều làm chuyện thất đức, nhưng mà thất đức trong lời nói, nói lời khó nghe, nói lời bất chính thì có thể mỗi ngày đều phạm. Ngày dồn tháng chứa, phúc báo đều từ miệng mà tiêu mất hết, cho nên, người nói chuyện không chú ý khẩu đức, đời này ắt là nhấp nhô gập ghềnh thật thê lương.

Có một câu chuyện…

Ở một thị trấn nọ có một chàng trai hơn 30 tuổi, lớn lên cũng được coi là khôi ngô tuấn tú, nhưng lại là kẻ vô tích sự, không làm được việc gì, cũng không có nghề nghiệp gì.

Bạn cùng trang lứa thì con cái đều đã đi học, còn anh ta đến nay chưa vợ chưa con, ăn mặc lôi thôi, có khi liên tiếp mấy ngày cũng không tắm rửa, bẩn thỉu giống như kẻ lang thang, ai khuyên bảo cũng không chịu nghe, nói xong liền trừng mắt quát mắng người ta.Vi sao nguoi noi loi chanh chua thuong bac menh?

Anh ta mở một cửa hàng mua bán nhỏ, cũng không muốn phát triển, không có chí lớn, chỉ biết ăn ăn uống uống. Cuối cùng, kinh doanh thua lỗ, mấy năm trôi qua mà không có chút lãi, còn nợ tiền người ta, gia cảnh càng ngày càng xuống dốc, thậm chí còn nhờ cả người thân đứng ra vay tiền với lãi suất cao để tiếp tục kinh doanh. Người mẹ 60 tuổi của anh ta không còn cách nào để giúp, bạn bè xung quanh cũng dần dần xa lánh, không dám kết thân với anh ta nữa.

Bề ngoài vừa nhìn thì thấy chàng trai này cũng không đến nỗi hư hỏng, vậy vì sao lại không có tiền đồ. Sau khi cẩn thận quan sát, thì mới phát hiện, anh chàng này khẩu đức không tốt, trong xã hội sớm đã lây nhiễm không ít thói hư tật xấu. Anh này từ bé nói chuyện hơi một chút đã gào to, không chút lễ độ, không phân biệt trên dưới, bất kính Thần Phật, uống rượu vào thì lại càng ăn nói lung tung, nói hươu nói vượn.

Một người như vậy, phúc báo đã sớm theo cái miệng kia mà chạy hết. Miệng nói bao nhiêu lời ti tiện, thì mệnh có bấy nhiêu điều ti tiện. Vì sao hôn nhân không thuận, đến nay vẫn cô độc? Mặt ngoài nhìn thì có đủ loại nguyên nhân, ở trên nhân quả mà nhìn thì chính là anh ta không có phúc báo, là nguyên nhân gốc rễ khiến không lấy được vợ.

Bởi vì chỉ có người có phúc báo giống nhau mới đến cùng nhau, người không có phúc báo chắc chắn sẽ không gặp được nhân duyên tốt. Một số phụ nữ có chút phúc khí đều không muốn chung sống cùng anh ta.

Anh chàng này vì sao lại buôn bán xui xẻo? Cũng là bởi vì không có phúc báo, có phúc báo mới có thể kiếm tiền. Phúc báo của anh ta đã sớm bị hao tổn, như vậy còn gì để kiếm tiền đây. Nếu anh ta không thể rút bài học xương máu mà tỉnh ngộ, đến lúc về già cảnh ngộ sẽ càng thêm bi đát.

Khẩu đức đối với bất kỳ ai cũng đều như vậy, rất nhiều phúc báo đều vì cái miệng mà bị tổn hại

Có người nói: “Tôi chuyện xấu gì cũng không làm mà”. Nhưng phải biết rằng, nếu khẩu nghiệp không tốt, lại càng làm tổn hại phúc báo. Người xưa giảng, ngôn do tâm sinh. Nếu miệng luôn luôn nói lời không tốt, nói chuyện thị phi, lại nói lời chửi mắng nguyền rủa, dạng này tổn hại phúc báo cực kỳ nhanh.

Không chỉ là nói lời gian dối, cho dù là chúng ta nói lời không lễ phép với bề trên, cũng làm tổn hại phúc báo. Có một người phụ nữ lòng oán hận chồng, nói chồng không tốt như thế này thế nọ, chửi rủa đến cả cha mẹ chồng, tổ tiên cũng đưa ra bới móc, nói rất khó nghe. Như vậy tạo khẩu nghiệp rất nghiêm trọng; gia cảnh chỉ biết ngày càng đi xuống, bởi vì phúc báo đều bị cô ấy chửi mắng mà mất hết. Cho nên về khẩu nghiệp này, nhất định phải chú ý!

Miệng cần lưu đức, không nói lời chanh chua, mới có thể lưu lại phúc báo. Vì sao cái miệng có thể làm tổn hại phúc báo? Bởi vì phúc báo là hòa hợp cùng nhân duyên, cũng là một loại năng lượng thể hiện ra.

Nói thí dụ như, bạn đi chùa làm việc thiện, bạn quét rác sẽ mang đến cho bạn phúc báo, bạn lau cái bàn sẽ mang đến cho bạn phúc báo… vậy có phải những hành động đó mang đến phúc báo? Cũng không phải thế. Mà là tâm niệm của bạn mang đến phúc báo.

Chúng ta phát tâm muốn mang lợi cho chúng sinh, đi quét rác, đi lau dọn, cùng chúng sinh giao hảo mối nhân duyên. Tâm niệm này phát ra, là có năng lượng từ bi cảm ứng với vũ trụ, năng lượng được thêm vào lúc này chính là nguyên nhân tạo ra phúc báo. Phúc báo là sinh ra như vậy.

Vậy làm tổn hại phúc báo, cũng là dụng tâm làm tổn hại. Trong lòng có chiều hướng ích kỷ, oán hận, ghen tị, tham lam, lãng phí. Lúc này liền làm tổn hại phúc báo. Phúc báo cũng là dụng tâm, sau đó phối hợp với hành động làm tổn hại. Người hay oán trời trách đất, không quý trọng những gì đang có, luôn luôn oán hận, lại dùng miệng nói không dứt. Lúc này tổn hại phúc báo cũng rất nhanh, là nguyên nhân khiến họ bạc mệnh.

Bởi vậy, miệng cần nói lời hay, trong lòng còn phải có hảo tâm, việc này giống như vũ trụ phát ra từ trường tốt. Điều có được cũng sẽ là phúc báo. Cái gì gọi là hảo tâm, đầu tiên phải biết hài lòng và biết ơn.

Thỏa mãn là một loại thành tựu. Một người tu hành, nhất định phải càng thỏa mãn, đối với mọi hoàn cảnh đều thấy vừa ý cảm ơn, như vậy mới chứng tỏ đang tiến bộ.

Kết: Người hiểu biết không cần phải nói hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại là khẩu đức của mình.

Người có trách nhiệm không cần quá khắt khe, lưu lại ba phần cho mình, điều lưu lại là sự độ lượng.

Người có khả năng không cần kiêu ngạo, lưu lại ba phần, điều lưu lại là sự thâm sâu.Vi sao nguoi noi loi chanh chua thuong bac menh?

Người sắc sảo không cần lộ hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại chính là sự khiêm nhường.

Người có công không cần thưởng hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại là sự khoan dung.

Nguồn tin: Vedepphatphap.vn

 Từ khóa: bình thường, có thể

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây