Ðáp: Việc thiết cúng rước vía đức Phật Di Lặc, đây là
một truyền thống đã có lâu đời. Nhưng dựa vào đâu mà người ta lấy ngày mùng một
Tết hằng năm để làm ngày kỷ niệm rước vía Ngài? Vấn đề nầy, theo sự khảo cứu của
chúng tôi, thì chúng tôi chưa thấy có chỗ nào nói rõ việc nầy.
Chỉ thấy trong
quyển “Xuân Trong Cửa Thiền” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, xuất bản năm 1997,
Hòa Thượng có nêu ra và giải thích vấn đề nầy. Sở dĩ người ta chọn ngày đầu
năm, tức ngày mùng một Tết âm lịch, các chùa theo hệ phái Phật giáo Phát Triển
cũng như đa số Phật tử làm lễ rước vía Ngài, theo Hòa Thượng Thanh Từ cho rằng,
đây là do chư Tổ Trung Hoa bày ra. Chớ không thấy sách sử nào ghi rõ về ngày sanh
của Ngài cả.
Bồ tát Di Lặc theo sử ghi, thì Ngài là một nhân vật lịch
sử có thật ở Ấn Ðộ thời Phật. Di Lặc là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Từ Thị.
Thị nghĩa là họ của Ngài, còn Từ là chỉ cho từ bi. Về tên họ của Ngài có nhiều
thuyết nói không giống nhau. Ngài cũng có tên là A Dật Ða (tiếng Phạn )
Trung Hoa dịch là Vô Nan Thắng.
Theo thói quen, chúng ta thường gọi Ngài là Phật
Di Lặc, kỳ thật, thì Ngài chỉ là một vị Bồ tát nhất sanh bổ xứ, hiện ở nội viện
thiên cung của cõi trời Ðâu Suất. Theo lời huyền ký của đức Phật Thích Ca, thì
sau nầy, Ngài sẽ hạ sanh xuống cõi Ta bà tu hành thành Phật dưới cội cây Long
Hoa. Bấy giờ, người ta mới tôn xưng Ngài là Phật Di Lặc.
Ngày nay, trong các chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc
Tông đều tôn thờ hình tượng Ngài, với tư thế Ngài ngồi phạch ngực, mập mạp, bụng
to và miệng cười toe toét. Có hình tượng trên thân hình Ngài còn có 6 đứa con
nít bu chung quanh, đứa thì móc lỗ tai, móc mắt, móc miệng v.v… Ai trông thấy
cũng tưởng như là một trò đùa, nhưng đó là tượng trưng một ý nghĩa rất thâm
sâu.
Ý nói rằng, dù cho 6 giặc ( 6 trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc pháp ) có
quậy phá đến đâu, cũng không làm cho tâm Ngài phải bị dao động, Vì sáu căn ( mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân, ý ) của Ngài đã hoàn toàn thanh tịnh. Hình tượng nầy, người
ta y cứ vào hóa thân của Ngài là một vị Bố Ðại Hòa Thượng ( HT mang túi vải lớn
) ở vào thời Ngũ Ðại khoảng thế kỷ thứ 10 bên Trung Hoa, mà người ta tạo tạc, đắp
tượng tôn thờ. Thế nhưng, tại sao biết đó là hóa thân của Bồ tát Di Lặc? Vì trước
khi viên tịch, Ngài có để lại bài kệ:
Di Lặc chơn Di Lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhơn
Thời nhơn tự bất thức
Nghĩa là:
Di Lặc thật Di Lặc
Phân thân trong muôn ức
Thường thường chỉ dạy người đời
Người đời tự không biết.
Chính nhờ bài kệ nầy mà người ta mới biết Bố Ðại Hòa
Thượng là hóa thân của đức Di Lặc.
Trở lại câu hỏi trên, tại sao phải lấy ngày mùng một Tết làm ngày vía? Thường người ta hay lấy ngày sanh hoặc ngày tịch để làm ngày kỷ niệm gọi là ngày vía. Nhưng ở đây thì không nằm trong thông lệ đó. Mà đây là ý nghĩa thâm sâu trong nhà Thiền, do chư Tổ khéo bày chọn ngày nầy làm ngày vía của Ngài.
Theo tục lệ của người Á Ðông nói chung, người Việt
Ðức Di Lặc ngồi trơ bụng đá
Bao bụi trần bám đã rồi rơi
Mặc cho thế sự đầy vơi
Dững dưng như một nụ cười an nhiên.
Niềm ước vọng cuối cùng của người tu là mong cầu thành
Phật. Gần hơn là người ta mong được an vui hạnh phúc. Muốn thế, tất nhiên người
Phật tử cần phải noi theo tấm gương hỷ xả của ngài. Từ, bi, hỷ xả, đó là tứ vô
lượng tâm tức bốn tâm hành không lường của một vị Bồ tát. Mà Bồ tát Di Lặc là
biểu trưng đầy đủ cụ thể cho bốn tâm hành nầy. Lúc nào trên gương mặt của Ngài
cũng hỷ xả an vui hạnh phúc.
Có xả bỏ những ưu phiền nội kết trong tâm, thì con người
mới thật sự có an vui hạnh phúc. Ðó mới thật là thứ hạnh phúc chơn thật. Cho
nên, khi tưởng niệm lễ bái Ngài đầu năm, người Phật tử ước vọng tương lai đời
mình sẽ được thành Phật như Ngài. Ðồng thời, cũng quyết tâm thật hành theo hạnh
hỷ xả của Ngài. Có thế, thì trọn năm người Phật tử mới được nhiều lợi lạc vui
tươi hạnh phúc. Bằng ngược lại, thì sẽ chuốc lấy nhiều đau khổ. Ðó là ý nghĩa
và cũng là lý do chính yếu mà người Phật tử tưởng niệm lễ vía Ngài đầu năm vậy.
Kính chúc Phật tử trọn hưởng một mùa xuân Di Lặc và
luôn luôn an vui hạnh phúc bằng một nụ cười hỷ xả trên môi.
Tác giả bài viết: Thích Phước Thái
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự