Hiểu rõ về 'Cúng Dường'

Thứ sáu - 31/05/2024 21:21
Khi 2 chữ “CÚNG DƯỜNG” thông qua mạng xã hội trở nên bị xuyên tạc, đánh tráo khái niệm thành một cái gì đó xấu xa và đầy danh lợi. Tuy nhiên, đã bao giờ quý vị tự hỏi lại các tu sĩ ấy đang dung tiền của quý vị vào mục đích gì chưa?
Hiểu rõ về 'Cúng Dường'
“Cúng dường” được đọc chạy âm từ chữ “Cung dưỡng”, tức có nghĩa là CUNG CẤP và DƯỠNG NUÔI. Cung cấp những vật dụng cần thiết trong đời sống của một tu sĩ. Dưỡng nuôi sinh mạng của tu sĩ ấy, để vị ấy có thể duy trì đời sống tu tập. Ngày nay, cúng dường không chỉ là hình thức cung cấp các vật thực.

Người dân còn cúng dường tiền bạc. Bởi hơn ai hết, họ hiểu trong đời sống hiện tại, “tiền bạc không phải là tất cả, nhưng tất cả phải cần sử dụng đến tiền”. Cúng dường hay dâng lễ, tuy ở các tôn giáo khác có tên gọi khác nhau. Nhưng hình thức thì cũng chỉ là một.

Đức Phật Thích Ca thực hành hạnh khất thức để gieo duyên với hết thảy chúng sinh. Chúa Jesus đi rao giảng tin mừng cho những người nghèo khổ. Phật giáo, có những nhà sư phát nguyện ẩn dật tu tâm, không va chạm với xã hội bên ngoài.

Cũng có những nhà sư ngày ngày thực hành hạnh dấn thân, phục vụ lợi lạc cho nhân sinh. Công giáo có những linh mục dòng tu kín khấn nguyện khó nghèo, cũng có những linh mục tu triều phụng sự dấn thân.

Nếu lấy hình ảnh các vị linh mục thuộc các dòng tu kín, khấn nguyện khó nghèo để làm hình ảnh biểu trưng mà chê bai các vị linh mục tu triều, phụng sự dấn thân thì quả thật sai lầm. Cũng vậy, lấy hình ảnh các vị sự ẩn dật tu tâm để làm biểu trưng mà chê bai các vị tu sĩ phụng sự dấn thân thì hết sức lệch lạc. Sự đa dạng của các dòng tu, làm nên sự đa dạng của một tôn giáo, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có thể tiếp xúc và học hỏi.

Công giáo hay Phật giáo, không thiếu những tu sĩ có xuất thân từ những gia đình danh gia vọng tộc, rời bỏ gia đình phát nguyện sống đời sống phụng sự nhân sinh. Giữa thời hiện đại, sự rời bỏ ấy mới đáng là cao quý.

Huống hồ gì một con người không có gì trong tay, sự nghiệp không, gia thế cũng không, tiền tài, danh vọng điều không có. Chỉ đi bộ hành khất thực, không xin tiền, thông qua truyền thông “bẩn” lại được tôn xưng như là Phật sống giữa thời hiện đại. Thật là một truyện lạ khó tin, “ vô tiền khoáng hậu” trên đời.

Ngày nay,  khi 2 chữ “CÚNG DƯỜNG” thông qua mạng xã hội trở nên bị xuyên tạc, đánh tráo khái niệm thành một cái gì đó xấu xa và đầy danh lợi. Tuy nhiên, đã bao giờ quý vị tự hỏi lại các tu sĩ ấy đang dung tiền của quý vị vào mục đích gì chưa? Họ tiêu xài phung phí, hay sử dụng tiền ấy để phụng sự xây dựng chùa chiền, kiến lập đạo tràng cho thập phương bá tánh trở về tu tập. Sử dụng đồng tiền ấy vào các hoạt động từ thiện, uỷ lạo dân nghèo hay hưởng lạc cho riêng mình?

Các triều đại Giáo hoàng sở hữu khối tài sản kếch sù nhưng luôn được cả thế giới ngưỡng mộ, đơn giản vì những giáo sản ấy được dung để phục vụ cho tôn giáo của họ. Phật giáo cũng có những tài sản riêng được các nhà sư quản lý để phục vụ, truyền bá cho Phật giáo ngày càng phát triển rực rỡ. Thử hỏi việc làm ấy sai ở chổ nào ???

Hơn nữa, các tu sĩ phụng sự dấn thân, tức là làm dâu trăm họ, trăm dâu đổ đầu tầm. Vừa phụng sự chăm lo cho đời sống tâm linh của các tín đồ, vừa phải giữ cho chính mình được thảnh thơi giữa đòng đời đầy cám dỗ, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.  Vì bổn phận họ phải giữ gìn những tài sản của Giáo hội, tuy không thể từ bỏ, xả ly tuyệt đối như đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông rời bỏ cung vàng, điện ngọc. Nhưng cũng không hề DÍNH MẮC vào những tài sản ấy.

“Ta đến với cuộc đời này bằng hai bàn tay trắng. Ta ra đi cũng hai bàn tay trắng. Có chăng là những cống hiến để lại cho đời”.

“Sai phạm ở đâu, thì xử lý ở đó”, chỉ những tu sĩ ăn không ngồi rồi, lạm dụng của cúng dâng, tiêu xài hoang phí, ăn chơi trác táng thì mới đáng bị lên án mà thôi.

Chân Như

Nguồn tin: nguoiphattu.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây