Một khối đá khắc những ký tự lạ tọa lạc giữa cánh đồng mía của bà con thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai) đến nay vẫn là một bí ẩn khiến bao thế hệ dân làng và du khách tò mò tìm đến chiêm ngưỡng.
Từ bao đời nay, hàng chục vạn người từng đến thăm ngôi đền Cao (thôn Đại, xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đều tò mò vì không ai biết phía sau cánh cửa hậu cung này là bí mật gì mà người nào phạm “lời nguyền” cứ bước chân qua là mất mạng và reo rắc đen đủi cho người thân.
Không chỉ nổi tiếng vì linh thiêng, thanh tịnh, ngôi chùa Châu Thới Sơn còn được gọi là ngôi chùa "oán" tình nhân khiến khá nhiều tò mò. Nguyên nhân dẫn đến tên gọi trên vì khá nhiều cặp đôi yêu nhau sau khi lên chùa cầu nguyện thì sau đó chia tay.
Gã sống một mình trong hang đá, không vợ con, đêm đêm đi đặt bẫy săn thú rừng, ngày leo trèo hái lượm. Câu chuyện của người dân Vả Thàng gây tò mò, đến nỗi cả đêm tôi chong chong mất ngủ. Trong đầu cứ lởn vởn những câu hỏi như “dị nhân” kia trông như thế nào? Làm gì trên đỉnh núi lạnh lẽo kia?
Như một truyền thống, những ngày đầu năm mới, người dân Việt thường có thói quen đi xem bói, bắt quẻ để “tò mò”, dự tính về một năm tiếp theo của cả gia đình và bản thân mình.
Mồng một Tết, từ tờ mờ sáng, trong tiết trời se lạnh của mùa xuân mới, hàng ngàn lượt người trong trang phục chỉnh tề đã đổ về các đường phố, đường làng để đến chùa lễ Phật đầu năm. Đây là nét đẹp văn hóa rất đáng trân trọng, có từ ngàn xưa của người dân cố đô.
Tờ mờ sáng tại căn biệt thự màu xanh da trời nguy nga của mẫu H ở thôn Bạch Đa, xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nhiều người xếp hàng ở cổng chờ xem bói. Chung quy lại họ đều khổ duyên và muốn giải quyết ổn thỏa bằng việc cắt tiền duyên hoặc xin bùa ngải phòng thân.