Vu Lan - Báo hiếu là một trong những ngày lễ truyền thống được xem trọng nhất của Phật giáo. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, đây cũng là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành. Vì thế, ngày lễ này càng được xem trọng nhiều hơn và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân.
Hôm nay (ngày 16/8 tức 14 tháng 7 âm lịch), tại Hà Nội, hàng nghìn người đã đội mưa, tấp nập lên chùa làm lễ Vu lan báo hiếu. Trong số nhiều ngôi đình, chùa thì Tổ đình Phúc Khánh (phố Tây Sơn, quận Đống Đa) luôn được xem là "tâm điểm" của mùa Vu lan. Đại lễ Vu Lan - Phả độ gia tiên tại đây thu hút sự tham gia của hàng nghìn người.
Với quan niệm "âm siêu dương thái", cõi âm có siêu thoát mới có thể phù hộ cho cõi dương thịnh vượng, nội dung chính của Đại lễ Vu Lan tại Tổ đình Phúc Khánh sẽ chủ yếu là tụng kinh để cầu nguyện cho hương hồn những người đã khuất được siêu thoát, cầu cho Quốc thái dân an và nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn cha mẹ.
Được biết, tham dự Đại lễ Vu Lan, mỗi gia đình sẽ phải nộp khoản phí là 200.000 đồng. Các hộ sẽ ghi rõ gia phả của gia đình mình để cầu nguyện cho cả linh hồn ông bà tổ tiên đã khuất.
Theo quan sát của PV, từ 5h chiều, nhiều người đã tập trung kín sân đình Phúc Khánh. Năm nay, lực lượng chức năng đã kiên quyết dẹp bỏ các bãi trông xe tự phát nên tình hình giao thông quanh Tổ đình Phúc Khánh khá thông thoáng. Phương tiện giao thông đi về các hướng Ngã Tư Sở hoặc Tây Sơn - Thái Hà đều có thể di chuyển được.
Không có bãi trông xe tự phát, các hộ dân kinh doanh cũng mất cơ hội "làm giá" với người đi lễ. Bên cạnh đó, BTC cũng tổ chức bãi trông xe miễn phí khá thuận tiện nằm gần chân cầu vượt Ngã Tư Sở, rất thuận lợi cho người dân.
Có mặt tại Tổ đình Phúc Khánh từ 4h30 chiều, anh Hoàng (Thái Hà, Hà Nội) tâm sự: "Nhà mình năm nào cũng đi lễ tại Tổ đình Phúc Khánh. Mình đi lễ không chỉ để cầu siêu cho người đã khuất mà đây còn là dịp để nghe giảng về kinh Phật cách làm người con có hiếu, rất bổ ích và có ý nghĩa".
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hợi (Tây Sơn, Hà Nội) tâm sự: "Tôi đến lễ chùa để cầu mong cho ông bà, tổ tiên ở cõi âm luôn được bình an".
Rất nhiều người có mặt sớm tại Tổ đình Phúc Khánh để cầu nguyện.
Không chỉ có những người lớn tuổi mới đi làm lễ mà tại Tổ đình Phúc Khánh còn có sự xuất hiện của rất nhiều bạn trẻ.
Các bạn trẻ chăm chú đọc kinh Vu Lan do nhà chùa phát tặng.
Biển người ngồi kín sân đình.
Những cái chắp tay thành kính.
Càng về chiều, càng đông người kéo vào chùa.
Bắt đầu từ khoảng 19h, phía bên trong Tổ đình Phúc Khánh đã chật kín người. Dòng người đến dự Đại lễ Vu Lan bắt đầu kéo ra ngồi tràn khắp lòng đường phố Tây Sơn, hướng mặt về sân đình Phúc Khánh cầu nguyện.
Khoảng 19h, đoàn người kéo đến tham gia Đại lễ Vu Lan chật kín khu vực Tổ đình Phúc Khánh
Đến khoảng 19h30 tối, Đại lễ Vu Lan chính thức bắt đầu. Lúc này, thời tiết càng về tối càng mưa nặng hạt hơn nhưng lượng người đổ về vẫn rất đông. Mọi người trùm áo mưa, che ô kín mít và chắp tay cầu nguyện.
Khu vực phía ngoài đường lối đi vào sân đình Phúc Khánh dòng người kéo đến đông nghịt
Lòng đường Tây Sơn chật kín, không còn chỗ đi lại.
Lực lượng chức năng đã có mặt kịp thời để phân luồng giao thông.
Trời mưa khá nặng hạt nhưng người dân vẫn thành tâm đứng cầu nguyện.
Nhiều người chỉ vừa dựng xe máy, chưa kịp tháo mũ bảo hiểm đã chắp tay làm lễ.
Dù trời mưa khá nặng hạt nhưng nhiều người vẫn dầm mưa để tham gia Đại lễ Vu Lan.
Không chỉ có người lớn mà khá nhiều bạn nhỏ cũng theo gia đình đến tham gia lễ Vu Lan - Báo hiếu năm nay.
Nguồn tin: Kenh14.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự