Căn cứ Quyết định số 271/2015 QĐ.HĐTS ngày 14/7/2015 của HT Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS phê duyệt triển khai thực hiện 4 đề án Ban Văn hóa TƯ về Di sản Phật giáo, Kiến trúc Phật giáo, Ngôn ngữ Phật giáo, Sắc phục Phật giáo. Ban Thường trực - Ban Văn Hóa TƯ GHPGVN phía Bắc tổ chức Hội nghị triển khai đề án trên, tiến hành hội nghị về Trển lãm Văn hóa Phật giáo tại chùa Yên Phú vào trung tuần thánh 12/2015.
Chứng minh tham dự có TT Thích Thọ Lạc - phó trưởng TT ban Văn Hóa TƯ GHPGVN - trụ trì chùa cùng Chư tôn đức Tăng Ni, ủy viên, Phật tử ban Văn Hóa TƯ GHPGVN.
Tham dự còn có ông: Lê Thành Vinh - KTS Viện trưởng viện bảo tồn di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Nguyễn Vă Hiệp – GS,TS Viện trưởng viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXHNV; ông Nguyễn Quốc Thông – PGS.TS KTS phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt nam; bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – TGĐ Tổng công ty may 10 cùng các nhà Học giả, chuyên gia các ban ngành chức năng. Trong lịch sử phát triển trên 2000 năm tại Việt Nam, Phật giáo đã để lại cho Dân tộc nhiều di sản văn hóa vật chất, tinh thần có giá trị đặc sắc, sự gần gũi giữa Đạo và Đời, giá trị để lại qua từng thời kỳ Phật giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam cho tới ngày nay biết bao công trình kiến trúc chùa, ngôn ngữ kinh sách, và trang phục… gắn bó với đời sống. sinh hoạt tâm linh của con người Việt, và trong dòng thời gian đó Văn hóa Phật giáo có biết bao thăng trầm biến đổi.
1. Đề án Triển lãm Di sản Phật Giáo Trong xu hướng thời đại hội nhập Quốc tế, để tránh những lai căng văn hóa ngoại lai. Chúng ta cần phải tiếp thu chọn lọc những tinh hoa Văn hóa Nhân loại để phát triển Văn hóa bản sắc Dân tộc, Ban Văn hóa TƯ GHPGVN thực hiện theo Quyết định của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS về xây dựng đề án “Đặc trưng Văn Hóa Việt Nam” với mục tiêu từng bước triển khai đề án hiệu quả, chất lượng, tạo dấu ấn Văn hóa Phật giáo phù hợp thời đại mới .
2. Đề án Triển lãm Kiến trúc Phật Giáo Trển lãm lần này mục đích mang lại cho công chúng, Phật tử những nét chung của Phật giáo qua từng thời kỳ xuyên suốt hơn 2000 năm lịch sử. Đặc biệt là nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam thông qua Sắc phục, Kiến trúc, ngôn ngữ, Di sản. Từ đó giúp Phật tử, công chúng tìm hiểu những giá trị Văn hóa Phật giáo truyền thống, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức cho Đại chúng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản Văn hóa Phật giáo Việt Nam.
3. Đề án Triển lãm Sắc phục Phật Giáo Tại hội nghị Chư tôn đức cùng các Giáo sư, học giả đầu ngành đã thảo luân sôi nổi, đóng góp các ý kiến xây dưng đề án, thống nhất chọn giải pháp tốt nhất để đưa di sản Văn hóa Phật giáo được truyền tải rộng rãi cho Phật tử, Đạị chúng trên cả nước. Hội nghị thành tựu viên mãn trong niềm vui hoan hỷ.
4. Đề án Triển lãm Ngôn ngữ Phật Giáo Một số hình ảnh tại hội nghị:
Các Giáo Sư, Tiến sỹ - Học giả đóng góp ý kiến vào đề án
Trình chiếu thực hiện đề án