Buổi lễ diễn ra trước sự chứng kiến của hai họ và trước Tam Bảo chứng minh, các bạn trẻ Nguyễn Minh Tiến – pháp danh Minh Đạt và Trần Hương My – pháp danh Diệu Mỹ; Nguyễn Trung Khánh – pháp danh Pháp Thiện và Hoàng Minh Trang – pháp danh Hoa Hạnh; Tạ Đức – pháp danh Minh Phúc và Nguyễn Nhật Hậu – pháp danh Diệu Hiền; Đinh Quốc Hùng – pháp danh Quang Tịnh và Dương Hồng Nhung – pháp danh Tịnh Tâm đã diễn ra trang nghiêm và đầm ấm.
Trong không khí linh thiêng, hoan hỷ của năm mới, Chư tôn đức đã giảng dạy về đạo đức làm người trong đời sống hôn nhân theo tinh thần Phật dạy trong Kinh Thiện Sinh, từ đó, gây một ấn tượng sâu đậm thêm trong việc đối xử của đôi nam nữ sau này.
Trong lễ hằng thuận không thể thiếu được nghi thức chú rể và cô dâu trao nhẫn cưới cho nhau, điều đó nói lên, biểu trưng cho việc cư xử trong tinh thần nhường nhịn yêu thương tương kính lẫn nhau của hai người. Cuộc sống lứa đôi nếu thiếu đi yếu tính này, thì khó có thể xây dựng được hạnh phúc lâu bền. Do đó, khi hai bên trao nhẫn cho nhau, dưới sự chứng minh của Tam Bảo và hai họ, thì đây quả là một điều mang ý nghĩa thật hết sức quan trọng.
Nghi thức trao nhẫn cưới - Ảnh: chuabang.com Muốn luôn luôn hòa thuận với nhau, thì cả hai đều phải biết tương kính nhường nhịn nhau. Đó cũng là ý nghĩa của chiếc nhẫn mà tổ tiên ta đã bày ra cho mọi người noi theo.
Lời phát nguyện trước Tam Bảo - Ảnh: chuabang.com Nghi thức sau cùng, cô dâu cùng chú rể phát nguyện trước Tam Bảo. Lời nguyện của hai người có một tác động rất mạnh mẽ cho đời sống tâm linh về sau, vì thế mà việc tổ chức lễ cưới trong chùa, nó cũng mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp.