Quang lâm chứng minh có: HT.Thích Thanh Nhã, Uỷ viên TT HĐTS GHPGVN - Phó trưởng ban TT Ban nghi lễ T.Ư; ĐĐ.Thích Đức Nguyên - Ủy viên HĐTS - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hòa Bình; TT.Thích Thanh Vân - Ủy viên HĐTS GHPGVN - Phó trưởng BTS GHPGVN Tỉnh Hải Dương; TT.Thích Đạo Quang - Ủy viên HĐTS GHPGVN - Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; TT.Thích Thanh Quy - Phó trưởng ban TT BTS GHPGVN tỉnh Điện Biên- Phó trưởng Ban tổ chức Đại lễ cùng chư tôn đức Tăng Ni T.Ư GHPGVN, Ban Trị sự trong và ngoài tỉnh cùng về tham dự buổi lễ.
Về phía chính quyền có ông Trung tướng Trần Quý Thắng - Bộ công an; Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuấn - Bộ công an; bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch MTTQ huyện Gia Lâm; ông Lý Duy Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm; ông Đỗ Văn Kiên - Chủ tịch UBND xã Đa Tốn - Trưởng ban tổ chức Đại lễ cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành và hàng nghìn nhân dân Phật tử đã về tham dự buổi lễ.
Khai mạc buổi lễ TT Thích Thanh Quy cho biết, chùa Đào Xuyên gốc đầu tiên có tên gọi Phúc Linh Tự, ngày nay được gọi chùa Đào Xuyên hay Tổ Đình Đào Xuyên (hiệu là Thánh Ân Tự) tọa lạc ven làng quê thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Sơ Tổ hình thành và phát triển chùa Đào Xuyên đã qua 10 đời. Từ đời thứ nhất và hai, chùa xây dựng vào năm 1350 do Tổ Giác Nhiên khởi nguyên xây dựng lấy hiệu chùa “Phúc Linh Tự”, tới đời thứ ba năm 1635 Hưng Công Hội Chủ là cung Trần Vương Phủ Hoàng Thị Ngọc Nhất, tự Minh Bảo có công đầu phát long bồ đề hưng tạo chùa lấy tên hiệu Thánh Ân Tự. Vào đầu thế kỷ 19 pháp tổ họ Trần, húy là Quốc Giảng. Tổ đệ nhất từ Phổ Văn quê ở Tức Mạc, Phủ Thiên Trường Nam Định xuất phát đến Khê Hồi, Thường Tín, Hà Nội. Sau Đắc Pháp Tổ Trị Trì chùa Hòe Nhai, sau về chùa Bà Đá làm Tổ đệ nhị, Tổ là dòng dõi tôn thất nhà Trần. về sau khai sáng chùa Đào Xuyên làm Sư Tổ, ngài đã xây dựng lại ngôi Chính Điện vào năm 1863. chùa Thánh Ân đã tôn sư Trần Quốc Giảng là Sư tổ khởi lập hội Sơn Môn ở nam phần tỉnh Bắc, đén đời thứ năm và sáu do hai tổ Thông Mệnh, Thông Trịnh đã có công xây dựng, trùng tu lại chùa, hướng dẫn Kinh Pháp cho các Tăng, Ni, Phật tử gần xa. Đến năm 1917 chùa Đào Xuyên tổ chức thành lập hội Sơn Môn để tưởng nhớ đến công lao to lớn của hai vị Pháp Tổ, đồng thời đoàn kết các hội viên trong Sơn Môn lập ra Tổ Đình Đào Xuyên. Hàng năm đến ngày 24 tháng Hai âm lịch là giỗ tổ Đào Xuyên thì các chùa cùng dòng Lâm Tế trong vùng đều về chùa để cúng Phật, thỉnh tổ.
Đời thứ bẩy, Thời kì 1946 - 1954 Chùa Đào Xuyên còn là cơ sở cánh mạng, là nơi đặt in tài liệu,báo độc lập, trạm tiếp nhận, phân phối báo Độc lập. hai Sư Cụ Thích Thông Thiết và Thích Nguyên Nhàn đã dành hai căn phòng tại nhà Mẫu để dặt máy in và là người trông nom và in ấn tài liệu tuyên truyền cách mạng. Sư Cụ Thích Thông Thiết đương nhiệm trụ trì đã tham gia hoạt động cách mạng, bí mật tổ chức nhiều cuộc họp của Đảng trong thời kì chiến tranh. Chùa là cơ quan bí mật của Huyện uỷ Gia Lâm, đào tạo nhiều cán bộ cho cuộc kháng chiến trường kì. Thời kì chống Mỹ cứu nước, chùa là trạm chỉ huy của Bộ Chỉ huy Phòng không không quân.
Đến năm 1985 đời thứ 10 Hòa thượng Thích Quảng Kính được Sơn môn cắt cử về một lần nữa trùng tu lại chùa đã trải qua 700 năm, chùa đã có 09 đời sư Tổ kế vãng ở theo cơ sở Sơn môn và có 76 vị sư, đến năm 2010 được bộ văn hóa, sở văn hóa ban quản lý danh thắng, UBND huyện Gia Lâm phòng văn hóa cùng với nhà chùa trùng tu. Tổng số tiền đầu tư 16 tỷ đồng, nhà chùa kêu gọi nhân dân phật tử địa phương công đức Tượng, hoành phi, câu đối, án thờ trị giá khoảng 4 tỷ đồng.
Ngày 09-01-1990 chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Từ năm 1998 đến nay, chùa đã được trùng tu với quy mô lớn và xây thêm các công trình phụ,
Ngày 18/01/2016 chùa đã khánh thành giai đoạn I và gắn biển di tích Cách mạng, tổng các hạng mục công trình, trùng tu tôn tạo gồm các nhà mẫu, nhà phụ và nhà Tăng với tổng mức đầu tư kinh phí là gần 38 tỷ đồng.
Tại buổi lễ ông Lý Duy Thanh, phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm thay mặt lãnh đạo chính quyền tỉnh và địa phương phát biểu chúc mừng. Ông nhấn mạnh, chùa Đào Xuyên được xây dựng là công trình văn hóa tín ngưỡng tâm linh cho muôn đời sau, mang lại niềm hạnh phúc an lạc cho nhân dân Phật tử nơi đây, đồng thời là nơi ghi lại di tích lịch sử cách mạng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Lãnh đạo chính quyền địa phương ghi nhận công đức này, trân trọng cảm ơn GHPGVN, lãnh đạo các cấp chính quyền, các nhà hảo tâm, nhân dân Phật tử đã giúp xây dựng ngôi chùa khang trang, đẹp đẽ như ngày hôm nay.
HT.Thích Thanh Nhã ban đạo từ tán dương công đức của các cấp lãnh đạo chính quyền, chư tôn đức Tăng Ni và nhân dân Phật tử địa phương, các nhà hảo tâm đã thành tâm công đức, chung tay xây dựng để ngôi chánh điện và các hạng mục công trình của chùa Đào Xuyên khang trang, tố hảo như ngày hôm nay.
Hòa thượng nói, ngôi chùa sẽ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tu học cho Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài địa phương và mong muốn nhân dân, Phật tử địa phương tiếp tục hoàn thiện giai đoạn 2, giữ gìn toàn bộ cảnh quan ngôi chùa, phát huy truyền thống văn hóa tâm linh của địa phương.
Cuối buổi lễ, chư tôn đức cùng đại biểu và dâng hương, cắt băng khánh thành, thả bóng bay, chim bồ câu ước nguyện hòa bình, nhân dân an lạc tại Tam quan chùa.