Chùa Chân Tiên hay Chân Tiên Tự nằm trên núi Tiên An thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa Chân Tiên được xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ 13). Chùa gồm hai ngôi: ngôi bên trái thờ phật và ngôi bên phải thờ thánh mẫu. Nhà bên trái thờ Phật Tổ, được xây dựng bằng vôi vữa theo kiến trúc tứ trụ, có 3 gian, xung quanh có tường bao bọc. Chùa được lợp ngói vảy, hai bên hiên chùa thờ hai vị: quan Văn (bên trái) và quan Võ (bên phải).
Nhà bên phải thờ Thánh Mẫu bao gồm các công trình như nhà Thượng điện, kiệu Long đình và nhà Bái đường. Các công trình này đều được trang trí hoa văn, họa tiết khá tinh xảo như hình rồng, hình Mặt Trăng, hoa lá... Trong chùa hiện nay còn lưu giữ một số hiện vật thờ tự quý hiếm như: các pho tượng Phật, lư hương, trống, hương án, cờ Phật.
Sự ra đời của ngôi chùa này gắn với những sự tích mang màu sắc huyền bí. Tương truyền, từ lâu lắm rồi, có một đoàn tiên nữ nhà trời, sau khi xin phép mẫu Cửu Trùng xuống thăm thú chốn hạ giới đã chọn đỉnh Tiên An làm nơi dừng chân. Bởi Tiên An lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, ngày đêm thông reo, cảnh vật hiền hòa lại còn có dòng suối Ngọc nước trong vắt bốn mùa, cảnh sắc không đâu đẹp hơn.
Một số tiên nữ, sau khi vãn cảnh núi sông, hang động... đã cùng xuống hồ nước ngay phía trước núi để tắm, rồi lại rủ nhau lên một tảng đá cạnh hồ ngồi đánh cờ. Một số tiên nữ khác vì say sưa với cảnh hoa thơm cỏ lạ, suối nước trong xanh nên chẳng chịu rời đi. Một nàng tiên do mê mải đuổi theo con bướm vàng 6 cánh vô tình dẫm phải một cái lông nhím, chân bị đau, nàng không thể đi được nên phải dùng ngựa để về trời.
Trước khi về, các nàng tiên khác đã dùng nước suối Ngọc để rửa chân cho nàng và gót ngọc đã in dấu trên mặt đá cùng dấu chân ngựa thần. Người dân nơi đây bèn xây chùa và đặt tên cho chùa là chùa Chân Tiên để ghi nhớ sự tích này.
Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, tô đậm nét văn hóa tâm linh, lễ hội cũng là dịp cho bà con nhân dân trong vùng khơi dậy khơi dậy phong trào và tinh thần tu học, tiếp nối truyền thống lâu đời của các bậc tiền nhân mà bấy lâu nay vì nhiều lý do đã bị phai nhạt.
Có mặt tại lễ hội, hàng trăm tăng ni, Phật tử và người dân địa phương đã thành tâm cầu mong sự an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tưới tốt, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động văn hoá dân gian phong phú ở khu vực dưới chân núi. Trước đó vào tối 17/4 còn có các tiết mục văn nghệ do các ca sỹ nghệ sỹ Phật tử biểu diễn.
Nguồn tin: www.nguoiphattu.com
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự