Chứng minh và tham dự lễ có TT.Thích Tục Bách - Phó BTS GHPGVN TP.Hải Phòng, ĐĐ.Thích Tục Thành - Trưởng BTS GHPGVN Huyện Thủy Nguyên, ĐĐ. Thích Tịnh Giang, ĐĐ.Thích Hải Châu (TP.HCM), cùng chư Ni Phật giáo huyện Thủy Nguyên.
Phía chính quyền về dự lễ có ông Nguyễn Huy Hoàng- Phó Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên, Vũ Duy Hưng - Phó Chủ tịch UBMT huyện, ông Ngô Văn Lợi - UV Hội Sử học Việt Nam, Đỗ Xuân Trung - Phó giám đốc Viên Bảo tàng Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Thắng - Phó chủ tịch UBND xã Thủy Sơn, Trưởng Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa đền chùa Tam Sơn, ông Trịnh Đình Hưng - Chủ tịch Hội đồng họ Trịnh Việt Nam.
Buổi lễ được tổ chức với nội dung phong phú. Vào lúc 8h sáng, đoàn cung nghinh rước Bằng Di tích đi từ nhà văn hóa xã, dọc trên các con phố băng qua những dãy đường làng về đến chùa Tam Sơn. Đến 9h15 phút, bắt đầu chương trình văn nghệ, với phần trình diễn các bài hát quan họ, hát văn, hát chèo của đoàn quan họ Hải Phòng – Hải Dương và địa phương.
Lúc 10h, chương trình lễ chính thức được cử hành với các mục chào cờ, hát quốc ca, giới thiệu thành phần tham dự, công bố quyết định trao bằng di tích lịch sử cấp thành phố Đình Chùa Tam Sơn, xả Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng, lãnh đạo trao bằng di tích, phát biểu của UBND huyện, công bố và ra mắt Ban quản lý khu di tích, phát biểu của họ Trịnh và lãnh đạo UBND xã, chúc văn-cáo yết Phật Thánh, lễ dâng hương.
Huyện Thủy Nguyên hiện lưu giữ nhiều di sản văn hóa đa dạng, nơi có 346 di tích đặc trưng về văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng Phật giáo, dân tộc, di tích thời kháng chiến...với 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 44 di tích đạt danh hiệu cấp thành phố (PV).
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Huy Hoàng – Phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên nói: “ Đình Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương và cộng đồng. Nhân dân địa phương luôn bảo tồn, thực hiện tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy vai trò chức sắc tôn giáo, đẩy mạnh công tác văn hóa tâm linh. Văn hóa dân tộc được duy trì và phát triển nhờ vào việc quan trọng là tuyên truyền, coi đây là trách nhiệm của toàn xã hội, đảm bảo tính trang nghiêm thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
Tiếp nối chương trình lễ là chương trình phần hội với các phần hội múa tế các quan thánh, lễ thần, thành hoàng, bản phủ…theo nghi thức văn hóa đình đền dân gian, đậm đà bản sắc tín ngưỡng văn hóa cổ truyền, huyền bí.
Nguồn tin: theo PTVN
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự