Hoạt động của phái đoàn Học viện PGVN tại Hà Nội tại diễn đàn Quốc tế Sùng Thánh 2015

Thứ năm - 05/11/2015 18:31
Diễn đàn Quốc tế Sùng Thánh lần thứ 5 diễn ra vào hai ngày 28 và 29 tháng 10 năm 2015 tại thành phố Đại Lý, tỉnh Vân Nam do Hiệp hội Phật giáo tỉnh Vân Nam và tổ đình Sùng Thánh liên kết tổ chức tại tổ đình Sùng Thánh và khách sạn quốc tế Hải Loan với chủ đề: “Ý nghĩa thực tiễn và quá trình diễn tiến của Phật giáo nhân gian trong thời đại tiêu biểu hiện nay tại Á châu”.
Hoạt động của phái đoàn Học viện PGVN tại Hà Nội tại diễn đàn Quốc tế Sùng Thánh 2015
Diễn đàn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006. Đây là lần đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham gia Diễn đàn.
 
 Phái đoàn Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội do HT.Thích Thanh Đạt – viện trưởng HVPG Việt Nam tại Hà Nội làm trưởng đoàn cùng các thành viên gồm; TT.Thích Thọ Lạc – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình; TT.Thích Tiến Đạt – Phó ban thường trực kiêm Chánh thư ký BTS  GHPGVN Tp Hà Nội; TT.Thích Thanh Giác – Phó ban thường trực BTS GHPGVN Tp Hải Phòng; TT.Thích Giải Hiền – Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội ; ĐĐ.Thích Thanh Toàn – Chánh văn phòng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Diễn đàn Quốc tế Sùng Thánh lần thứ 5 diễn ra vào hai ngày 28 và 29 tháng 10 năm 2015 tại thành phố Đại Lý, tỉnh Vân Nam do Hiệp hội Phật giáo tỉnh Vân Nam và tổ đình Sùng Thánh liên kết tổ chức tại tổ đình Sùng Thánh và khách sạn quốc tế Hải Loan với chủ đề: “Ý nghĩa thực tiễn và quá trình diễn tiến của Phật giáo nhân gian trong thời đại tiêu biểu hiện nay tại Á châu”. Diễn đàn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006. Đây là lần đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham gia Diễn đàn.

 
Sáng ngày 28/10 các đại biểu đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự lễ khai mạc diễn đàn tổ chức tại quảng trường tổ đình Sùng Thánh. Trong lễ khai mạc, Hòa thượng Thích Thanh Đạt đã cùng chư vị lãnh đạo Phật giáo các nước phát chứng điệp thọ giới cho các giới tử thọ tam đàn cụ túc tại giới đàn Sùng Thánh.
 
Tại phiên Hội thảo của Diễn đàn, Hòa thượng trưởng đoàn đã trình bày tham luận “Quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Quốc – Nhìn từ Tông phái Tào Động Việt Nam”. Trong nội dung của bài tham luận đã công bố cho toàn thể quý đại biểu, các học giả những tư liệu quý giá được bảo toàn trên 350 năm của tông môn Tào Động Việt Nam, đó là quyển “Tào Động nam truyền đệ nhất tổ sư ngữ lục” và “Thiền Uyển kế đăng lục”, đã tạo nên sự quan tâm của cả diễn đàn đối với quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam. Thượng tọa Thích Giải Hiền cũng có tham luận “Khái quát về tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
 
Trong phiên bế mạc Hòa Thượng Thích Sùng Hóa – Phó chủ tịch Hiệp hội Phật Giáo Tỉnh Vân Nam – Phương Trượng Tổ đình Sùng Thánh đã tuyên đọc:
 
“Thư kiến nghị thành lập cộng đồng vận mệnh chung Phật giáo Nam Á Đông Nam Á”.

“Phật giáo nhân gian” đã được nêu ra gần một trăm năm nay, cùng với sự tiến bộ và phát triển của thời đại, Phật giáo nhân gian ngày nay cần nhấn mạnh đặc sắc của thời đại mới, đồng thời lấy đó làm quan điểm cốt lõi để đẩy mạnh hoằng truyền Phật pháp tại Á châu cũng như trên toàn thế giới. Phật giáo nhân gian mang đặc sắc thời đại dựa trên bốn nguyên tắc chính gồm dĩ nhân vi bản, tứ chúng hòa hợp, khế lý khế cơ, y pháp hoằng giáo và năm truyền thống lớn gồm thanh tịnh trang nghiêm, bi trí tu chứng, cầu đồng tồn dị, tuần dân giáo hóa, hài hòa vạn bang. Vì thế, Hội nghị đề xướng tận dụng thời cơ thành lập Trung tâm giao lưu văn hóa Phật giáo Nam Á Đông Nam Á và thành lập cộng đồng vận mệnh chung Phật giáo Nam Á Đông Nam Á, nêu cao quan điểm Phật giáo nhân gian mang đặc sắc thời đại, lấy giao lưu, hợp tác, hỗ trợ làm tôn chỉ, hội tụ trí tuệ và ước vọng, lắng tụ hữu nghị và nghĩa tình, tạo nên một vành đai hoàng kim các nước Nam Á Đông Nam Á hòa bình phát triển, giao lưu hữu hảo trên nền tảng Phật giáo.


1. Phật tử từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đến từ Nam Á Đông Nam Á có chung cội nguồn pháp duyên, địa duyên và thân duyên sâu sắc, nên dựa trên tinh thần “pháp nhũ đồng nguyên, hòa hợp cộng sinh”, để cho Sa Bà Thế Giới tắm trong ánh sáng trí tuệ và từ bi của Phật Đà. Giữa các quốc gia,  hay trong nội bộ Phật giáo cũng như giữa các tôn giáo nên có sự hiểu biết lẫn nhau, bao dung lẫn nhau, giao lưu học hỏi lẫn nhau, xây dựng nhịp cầu nối từ bi và trí tuệ Phật giáo ở Nam Á Đông Nam Á, cùng chung tay thúc đẩy sự phát triển hòa bình tại Á châu, đẩy nhanh tiến bộ văn minh nhân loại.

2. Chánh tín và chánh hành của Phật giáo có tác dụng tích cực không thể thay thế đối với việc giáo hóa dân chúng, uốn nắn nhân tâm cũng như đối phó với các tệ nạn của xã hội hiện đại ngày nay. Phật tử các nước và vùng lãnh thổ Nam Á Đông Nam Á nên dựa trên tinh thần “y giới như pháp, hoằng pháp lợi sinh”, trì thủ giới luật, hoằng dương Phật pháp, phát huy tinh thần nhập thế từ bi “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế giới giác” của Phật giáo nhân gian, cùng nhau ứng phó sự thay đổi phức tạp không ngừng của xã hội, làm tốt sự nghiệp Phật giáo, tạo phúc cho nhân dân các nước.

3. Phật tử các nước và vùng lãnh thổ Nam Á Đông Nam Á nên tích cực nắm bắt nhịp đập của thời đại, “quảng nạp chúng duyên, bác thái chúng trường”, tìm hiểu rộng rãi đường đi của giới chính trị, học thuật và giới doanh nghiệp, gánh vác trọng trách của Phật giáo, nhận lấy sứ mệnh lịch sử thời đại, học tập lẫn nhau, bổ sung lẫn nhau, tập hợp nguồn lực và thông tin, vận dụng khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh sự phát triển sâu rộng của Phật giáo nhân gian mang đặc sắc thời đại tại các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

4. Các quốc gia và vùng lãnh thổ Nam Á Đông Nam Á hội tụ được ba ngữ hệ Phật giáo lớn, lại có bề dày văn hóa lịch sử phong phú dồi dào, vì thế nên dựa trên tinh thần “thừa sử truyền mạch, nghiên pháp cứu nguyên”, vừa nghiên cứu giao lưu giáo pháp vừa triển khai hợp tác với các giới ngành trong xã hội, đẩy mạnh rộng rãi nghiên cứu nghĩa lý Phật giáo, lịch sử Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo và văn hóa Phật giáo, để tinh thần Phật Đà được truyền bá ngày càng sâu rộng theo nhiều cách khác nhau, nhiều con đường khác nhau, đạt tới mục đích dân chúng theo giáo, xã hội hài hòa.

Trên nền tảng sự thành công của nhưng lần tổ chức Diễn đàn quốc tế Sùng Thánh, việc thành lập cộng đồng vận mệnh chung Phật giáo Nam Á Đông Nam Á cũng giống như là nước chảy ắt thành sông. Với sự nỗ lực chung của đại biểu các nước và các vùng lãnh thổ, sự thành lập trung tâm giao lưu văn hóa Phật giáo Nam Á Đông Nam Á và cộng đồng vận mệnh chung Phật giáo Nam Á Đông Nam Á chắc chắn sẽ đưa đến một tầm cao mới của hợp tác và phát triển, đồng thời cũng sẽ là một khâu quan trọng trong việc thực hiện ý tưởng vĩ đại “Một vành đai, một con đường”, tạo phúc cho nhân dân các nước Đông Nam Á, Nam Á, nhân dân Á châu cũng như toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng chúc nguyện: mong Phật pháp chiếu rọi nhân gian, mong trí tuệ, từ bi, bình đẳng, hòa bình của Phật giáo ban ơn toàn nhân loại, cống hiến tích cực cho sự hợp tác giao lưu hữu hảo quốc tế cũng như phát triển văn minh vật chất và tinh thần của xã hội trong thế kỉ 21 này.

Sau chương trình của Diễn đàn, phái đoàn Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tiếp tục hành trình tìm về Tổ đình nơi phát tích tông phái Tào Động Việt Nam.

Những hình ảnh của đoàn tại Diễn đàn:















Nguồn tin: Huongdanphattu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây