Quảng Bình: lễ Khánh hạ chùa Hoằng Phúc

Chủ nhật - 17/01/2016 17:17
Sáng 07/12/Ất Mùi (16/01/2015), Được sự cho phép của Tỉnh ủy; UBND tỉnh Quảng Bình T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Ban tôn giáo tỉnh Quảng Bình và Công đoàn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), BTS GHPGVN Tỉnh Quảng Bình đã long trọng tổ chức đại lễ khánh hạ chùa Hoằng Phúc, đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp Quốc gia và cung nghinh xá lợi Đức Phật tại xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Quảng Bình: lễ Khánh hạ chùa Hoằng Phúc
Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT.Thích Thanh Dũng – Thư ký HĐCM GHPGVN; HT.Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN; Chư tôn đức Phó chủ tịch TT HĐTS GHPGVN HT.Thích Thanh Nhiễu; HT.Thích Thiện Pháp cùng chư tôn đức TT. HĐTS GHPGVN; BTS GHPGVN các tỉnh thành.

Phái đoàn Phật giáo quốc tế có Đức Tăng Thống Vua sư Vương quốc Campuchia-Ngài Tép Vong; Đức Tăng Thống Phật giáo Myanma – Ngài Silan An Da , phái đoàn liên minh Phật giáo Lào cùng hàng nghìn tăng ni, phật tử cả nước về dự lễ. 

Đến dự đại lễ khánh hạ chùa Hoằng Phúc lãnh đạo trung ương có Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường; Anh Hùng lao động Vũ Khiêu; ông Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên TƯ Đảng - Phó trưởng ban tổ chức T.Ư; Trung tướng Phạm Dũng - Thứ trưởng Bộ công an;  cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương; ông Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban tôn giáo Chính phủ.

Về phía lãnh đạo địa phương có ông Lương Ngọc Bính - Ủy viên T.Ư Đảng - Nguyên bí thư tỉnh ủy Quảng Bình; ông Hoàng Đăng Quang - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình; Ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình; ông Nguyễn Quang Năm - Bí thư huyện Lệ Thủy cùng đại diện lãnh đạo cac cấp chính quyền địa phương cùng lãnh đạo Ngân hàng BIDV ông Trần Bắc Hà - Bí Thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV cùng ban lãnh đạo HĐQT, Ban tổng giám đốc và cán bộ công nhân viên các chi nhánh trong toàn bộ hệ thống ngân hàng BIDV.


Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam được tạo dựng cách đây hơn 700 năm. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phúc đức cho dân, lúc đó chùa Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự.  Chùa từng là nơi nuôi dưỡng, che giấu cán bộ hoạt động cách mạng.

Chùa tọa lạc trên một vùng đất cao ráo, rộng gần 10.000m2, ở phía hữu ngạn sông Kiến Giang, cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4km về phía Nam. Đến nay, Chùa còn lưu giữ lại một số hiện vật như tượng Phật bà Quán thế âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát cùng một số pháp khí bằng đồng được đúc rất tinh xảo, đặc biệt, vẫn còn đại hồng chung cao 1,15 m, đường kính thân chuông 0,57m, chu vi 1,45m được đúc vào thời vua Minh Mạng và cổng Tam Quan, nền nhà Chính điện. 

Trải qua thời gian, chiến tranh và thiên tai, chùa đã bị hư hỏng nặng. chùa Hoằng Phúc không còn giữ được những kiến trúc cổ xưa nhưng phần cổng còn lại chính là minh chứng cho một thời . Nhằm khôi phục lại một di sản văn hóa của dân tộc được Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Quảng Bình  ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV đã đề xuất ý tưởng tôn tạo khôi phục chùa Hoằng Phúc với sự phát tâm công sức lao động của tất cả cán bộ nhân viên chức do Công đoàn BIDV chủ trì. Trải qua hơn 1 năm xây dựng đến nay tất cả các hạng mục tôn tạo chùa Hoằng Phúc theo kiến trúc truyền thống đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu văn hóa tâm linh tín ngưỡng cho bà con nhân dân trong vùng và phật tử.

Năm 2014, tỉnh Quảng Bình khởi công phục dựng chùa Hoằng Phúc với tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) kêu gọi các đơn vị cá nhân, doanh nghiệp đóng góp. Chùa Hoằng Phúc được phục dựng theo nguyên trạng kiến trúc chùa cũ của thời nhà Trần gồm tam quan ngoại, tam quan nội, tháp Phật, tam bảo chùa.


Tại buổi lễ Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: "Đây là việc làm thiết thực, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tưởng nhớ và tri ân công đức tổ tiên Đức vua  Phật hoàng Trần Nhân Tông. Đồng thời giáo dục lòng tự hào dân tộc của nhân dân tỉnh Quảng Bình, huyện Lệ Thủy, mảnh đất nhân kiệt và đầy hào khí anh hùng cách mạng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương trong thời kỳ  hội nhập, phục vu nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng cho bà con nhân dân trong vùng và đồng bào phật tử".


Bà Lê Thị Kim Khuyên chủ tịch công đoàn BIDV trao chìa khóa ban giao cho GHPGVN
TT.Thích Đức Thiện thay mặt GHPGVN đón nhận bằng Di tích Lịch sử  văn hóa cấp quốc gia cho ngôi chùa cổ xưa và lâu đời do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng
 
Ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết chùa Hoằng Phúc sau khi hoàn thành phục dựng, tôn tạo sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa trung tâm tâm linh, nơi lưu giữ hồn thiêng của đất Việt nhằm giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa quê hương.
HT.Thích Thiện Nhơn ban đạo từ đã nhấn mạnh Ngôi Hoằng Phúc là nơi quy hướng tâm linh sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào phật tử tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung. T,Ư GHPGVN, Hòa thượng đã rất hoan hỷ trước thành tự của ngôi chùa Hoằng Phúc trên mảnh đất địa linh nhân kiệt đồng thời kêu gọi tăng ni phật tử cùng hướng về tổ đình Hoằng Phúc nhằm nêu cao thần Phật giáo, đồng thời mong muốn nhận được sự đồng tình của các cấp chính quyền T.Ư và địa phương tạo điều kiện cho mọi công tác phật sự và tín ngưỡng tâm linh của ngôi cổ tự được tiếp tục phát huy thành tựu viên mãn.

Hòa thượng đã gửi lời tán thán công đức của chư tôn  đức các mạnh thường quân đặc biệt là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) các phật tử gần xa đã góp công góp của tạo nên thành quả tốt đẹp cho ngôi Hoằng Phúc được hòan thành nguy nga tráng lệ trang nghiêm và ổn định trong lòng dân tộc, xứng đáng là một ngôi cổ tự của Phật giáo miền Trung tỉnh Quảng Bình,  sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa quê hương. Đồng thời nêu cao lòng từ bi hướng thiện trong sinh hoạt cộng đồng trong nhân dân nói chung và của các phật tử xa gần nói riêng. mà còn phục vụ nhu cầu tham quan, lễ Phật cho du khách thập phương, góp phần phát triển ngành du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy nói riêng và Quảng Bình nói chung. 

Nhân Dịp này, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) hỗ trợ huyện Lệ Thủy và nhà Chùa tổ chức Lễ hội đầu năm mới; Trao 715 suất quà tết tặng nhân dân xã Mỹ Thủy và tặng 1 xe cứu thương trị giá 1,2 tỷ đồng cho tỉnh Quảng Bình.


Cùng trong lễ khánh hạ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng Di tích Lịch sử cấp quốc gia cho ngôi chùa cổ xưa và lâu đời này. Trước đó, ngày 15-1 Giáo hội Phật giáo Myanmar đã nghinh tặng xá lợi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni từ chùa Shwendagon (chùa Vàng), ngôi chùa lớn nhất, linh thiêng nhất Myanmar, về an vị tại Hoằng Phúc cổ tự.





Văn nghệ chào mừng








Chư tôn đức làm lễ dâng hương




















































































Ông Trần Bắc Hà - Bí Thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV phát biểu tại buổi lễ





HT.Thích Thiện Nhơn-Chủ tịch HĐTS GHPGVN tặng quà tới chùa Hoằng Phúc

Đức Tăng Thống Vua sư Vương quốc Campuchia-Ngài Tép Vong tặng quà lưu niệm





ĐĐ.Thích Minh Quang - Chùa Phật Tích Lào tặng quà lưu niệm



TT.Thích Đức Thiện đón nhận xá lợi Phật do đức tăng thống Phật giáo Myanma - ngài SilanAnDa-Trụ trì bảo tàng xá lợi Phật trao tặng báu vật đức Phật Tổ Như Lai





Chư tôn đức cùng các đại biểu làm lễ cắt băng khánh thành






Cung rước xá lợi Phật vào chính điện Tam bảo chùa Hoằng Phúc






Chư tôn đức cùng các đại biểu làm lễ niêm hương tại chính điện Tam Bảo


Tam bảo chùa Hoằng Phúc


Nguồn tin: Huongdanphattu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây