HT.Thích Thiện Pháp đại diện HĐTS tặng lẵng hoa chúc mừng
Ông Hứa Ngọc Thuận tặng lẵng hoa chúc mừng của Thành ủy, UBND TP.HCM
Quang lâm chứng minh, tham dự có sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm: HT.Thích Hiển Pháp, HT.Thích Đức Nghiệp, đồng Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN; HT.Thích Thích Viên Giác, HT.Thích Giác Tường, UVTT HĐCM; HT.Thích Hiển Tu, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Q.Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM, Trưởng ban Kiến thiết Việt Nam Quốc Tự; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Giác Toàn, đồng Phó Chủ tịch HĐTS; HT Yoshimizu Daichi, nguyên Hội trưởng Hội Phật giáo Tịnh Độ tông Nhật Bản; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM; cùng chư tôn đức Văn phòng I, Văn phòng II TƯGH, Phân ban Ni giới T.Ư, TP.HCM; ban, ngành trực thuộc BTS GHPGVN TP.HCM, 24 BTS GHPGVN quận, huyện; Tăng Ni, Phật tử các tự viện TP.HCM; đạo tràng Pháp Hoa.
Về phía quý quan khách có ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; Võ Văn Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM; Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, Đại biểu HĐND TP.HCM; Hứa Ngọc Thuận, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; Nguyễn Văn Rảnh, Trưởng ban Dân vận TP.HCM; Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ; Vũ Mạnh Hải, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo UBMTTQVN TP.HCM; Huỳnh Ngọc Thành, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo TP.HCM; Phạm Quang Đồng, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy quận 10 cùng đại diện các Sở, ban ngành TP.HCM, quận 10, Trung tâm Văn hóa quận 10, phường 12 sở tại.
HT.Thích Trí Quảng phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM, Trưởng ban Kiến thiết Việt Nam Quốc Tự đã ôn lại lịch sử đấu tranh của Phật giáo năm 1963 gắn liền ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự. Hòa thượng nhấn mạnh: “Hôm nay, BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức lễ khởi công xây dựng Việt Nam Quốc Tự - ngày này 50 năm trước, giới Phật giáo cũng tổ chức lễ khởi công xây dựng tại đây nhưng đành dừng lại ưu tiên cho công cuộc đấu tranh của Phật giáo miền Nam, nơi này được xây dựng cô nhi viện, sử dụng làm trường đại học Phật giáo.
Sau ngày Việt Nam thống nhất, Việt Nam Quốc Tự do chính quyền quản lý và được trùng tu, cho đến hôm nay Thành ủy, UBND TP.HCM bàn giao hơn 7.000 m2 đất mở rộng Việt Nam Quốc Tự… Chúng ta xây dựng lại một ngôi chùa tiêu biểu trong cuộc vận động đấu tranh Phật giáo năm 1963 trở thành Trung tâm Văn hóa hành chánh tâm linh mới của Phật giáo TP.HCM. Tôi tin tưởng với sự nhiệt tâm, sự giúp đỡ của lãnh đạo TP.HCM, UBND quận 10, chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử, công trình xây dựng Việt Nam Quốc Tự sẽ sớm hoàn thành trong vòng một năm tới”.
Thực hiện nghị thức chào Quốc kỳ, Đạo kỳ, tưởng niệm các tiền bối hữu công
Chư tôn đức Tăng Ni tham dự lễ
Buổi lễ khởi công cũng được Kiến trúc sư Lê Văn Đạt, đại diện Công ty Cổ phần TVTK An Viên trình bày phương án thiết kế kiến trúc Việt Nam Quốc Tự. Theo đó, công trình kết hợp hài hòa giữa kiến trúc chùa Việt và văn hóa chùa Nam bộ cùng với kiến trúc, công nghệ hiện đại.
Công trình được xây dựng với diện tích hiện diện của Việt Nam Quốc Tự hơn 3.700 m2 cộng thêm diện tích vừa được Thành ủy, UBND TP.HCM bàn giao là 7.201,5 m2, tổng cộng công trình xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 11.000 m2, trong đó phần lộ giới 10.280 m2. Các hạng mục công trình với quy mô gồm 5 tầng: Tầng hầm với diện tích 7850 m2, dùng làm bãi đổ xe ô tô và xe máy.
Kiến Trúc sư Lê Văn Đạt trình bày phương án thiết kế, kiến trúc Việt Nam Quốc Tự
Tầng 1: nơi bố trí hội trường với diện tích 730 m2 có sức chứa 1.000 chỗ ngồi và hành lang mở rộng chỗ ngồi có thể lên tới 3.000 người. Tầng 2: là khu văn phòng với diện tích 885m2. Tầng 3 gồm 15 phòng Tăng với tổng diện tích 580 m2, khu nhà vệ sinh; Tầng 4 gồm chánh điện và hậu Tổ với tổng diện tích 2.167 m2, trong đó khu thờ Phật có diện tích 1.081 m2 với sức chứa khoảng 1.500 người.
Bặc biệt, bảo tháp tại Việt Nam Quốc Tự 13 tầng, cao 63 m với ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần phụng sự, thống nhất của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái tham gia thành lập Giáo hội PGVN Thống nhất và cuộc vận động Phật giáo miền Nam năm 1963.
Tóm lại công trình Việt Nam Quốc Tự với tổng diện tích sàn sử dụng là 23.354 m2 kết hợp vật liệu đá thiên nhiên, nội thất hiện đại, dự kiến kinh phí khoảng 200 tỷ đồng.
Ông Hứa Ngọc Thuận phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hứa Ngọc Thuận, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhắc lại lịch sử phong trào đấu tranh của Phật giáo và đồng bào miền Nam năm 1963 gắn liền với Việt Nam Quốc Tự. Ông ghi nhận những đóng góp của Phật giáo và sự phát triển lớn mạnh về mọi mặt của Phật giáo, phát huy truyền thống, đoàn kết trong tinh thần hộ quốc an dân, phụng sự cho cộng đồng xã hội.
Ông nhấn mạnh: “BTS GHPGVN TP.HCM xây dựng Việt Nam Quốc Tự trở thành Trung tâm Văn hóa hành chánh tâm linh của Phật giáo TP.HCM là tái hiện và nêu cao tinh thần hộ quốc an dân, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tu học cho Tăng Ni, Phật tử TP.HCM. Lãnh đạo TP.HCM luôn hỗ trợ để Phật giáo TP.HCM hoàn thành Phật sự, tiếp tục đóng góp cho lợi ích của dân tộc. Ông cũng đề nghị Ban Kiến thiết Việt Nam Quốc Tự thường xuyên liên hệ với chính quyền địa phương để được hỗ trợ, tuân thủ đúng Pháp luật để công trình xây dựng hoàn thành tốt đẹp”.
Lãnh đạo TP.HCM niêm hương cầu nguyện
Chư tôn đức HĐCM, HĐTS, lãnh đạo TP.HCM, Quận ủy quận 10 niêm hương
...cầu nguyện cho công trình Việt Nam Quốc Tự
Buổi lễ khởi công xây dựng Việt Nam Quốc Tự chính thức diễn ra với các nghi thức long trọng, trang nghiêm. Toàn thể chư tôn đức giáo phẩm, quý quan khách niêm hương bạch Phật, thực hiện khóa lễ tụng niệm cầu nguyện và thực hiện các nghi thức khởi công xây dựng Việt Nam Quốc Tự.
Ông Lê Thanh Hải đặt đá khởi công Việt Nam Quốc Tự
Thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Việt Nam Quốc Tự
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã nhận được sự đóng góp tài chánh xây dựng Việt Nam Quốc Tự từ chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS GHPGVN TP.HCM, 24 BTS GHPGVN TP.HCM, Tăng Ni, Phật tử đã đóng góp, ghi sổ vàng ủng hộ xây dựng Việt Nam Quốc Tự… với tổng số tiền gần 38 tỷ đồng, trong đó Hòa thượng Yoshimizu Daichi ủng hộ 2 tỷ đồng, Tổng Lãnh sự Pakistan Trương Quốc Thái ủng hộ 100 triệu đồng.
HT.Thích Thiện Nhơn thay mặt TƯGH trao bảng ủng hộ 2 tỷ đồng
Chư tôn đức đại diện các BTS GHPGVN TP.HCM, các tự viện ủng hộ xây dựng
Ban đạo từ tại buổi lễ, HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ đã nêu lại ý nghĩa, giá trị lịch sử của Việt Nam Quốc Tự trong quá khứ cách đây 50 năm cũng như ở hiện tại. Công trình xây dựng Trung tâm Văn hóa hánh chánh tâm linh của Phật giáo TP.HCM - một đại hùng bảo điện sẽ hiện diện là tâm nguyện của chư tôn đức giáo phẩm Phật giáo các thế hệ trong và ngoài nước.
Hòa thượng cũng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Thành ủy, UBND TP.HCM, UBND quận 10 và mong Ban Kiến thiết Việt Nam Quốc Tự tích cực vận động tài lực, tâm lực để công trình sớm hoàn thành.
HT.Thích Đức Nghiệp ban đạo từ
Lễ khởi công được đại diện các cơ quan, ban ngành trung ương, TP.HCM, quận 10: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đại tướng Trần Đại Quang, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải… cùng chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS GHPGVN tỉnh, thành; các ban, ngành TP.HCM, 24 BTS GHPGVN TP.HCM gởi tặng lẵng hoa, quà chúc mừng lễ khởi công xây dựng Việt Nam Quốc Tự.
Xem thêm ảnh:
HT.Thích Đức Nghiệp quang lâm lễ khởi công
HT.Thích Hiển Tu quang lâm
Quý quan khách tham dự
Ông Bùi Hữu Dược tặng lẵng hoa chúc mừng
Đại diện Quận ủy, UBND Q.10 tặng hoa chúc mừng
Niêm hương bạch Phật
HT.Thích Trí Quảng thực hiện lễ sái tịnh
Thực hiện lễ khởi công
Lãnh đạo TP.HCM cùng chư tôn đức đặt đá xây dựng
Chư tôn đức Tăng Ni tham dự
Chư tôn đức đại các ban, viện T.Ư, các tự viện TP.HCM ủng hộ xây dựng Việt Nam Quốc Tự
Hòa thượng Yoshimizu Daichi ủng hộ 2 tỷ đồng
Đại diện Tổng lãnh sự Pakistan ủng hộ 100 triệu đồng
Tịnh xá Trung tâm ủng hộ 200 triệu đồng
Chùa Bát Bửu Phật Đài, Q.Bình Tân ủng hộ 1 tỷ đồng
Phân ban Ni giới T.Ư, Ni giới TP.HCM ủng hộ 1 tỷ đồng
Cầu nguyện cho công trình sớm được hoàn thành
Nguồn tin: Giác Ngộ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự