Đến dâng hương, đảnh lễ và cử hành Lễ húy nhật có chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni trong Môn phái Tổ đình Tường Vân. Chư Tôn đức đã thành kính trang nghiêm đảnh lễ giác linh Cố Hòa thượng, ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp của Ngài đã đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo Tăng tài từ đó đến nay.
Hoà thượng Thích Tịnh Hạnh (1889 – 1933)
Tổ đình Tường Vân – Huế
Hoà thượng thế danh là Nguyễn Văn Cung, sinh tháng 6 năm Kỷ Sửu (1889) vào triều Thành Thái nguyên niên, ở làng Dưỡng Mong thượng, Tổng Ngọc Anh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Toán, Pháp danh Trừng Qui, tự Thiện Toán, hiệu Tịnh Căn, cụ bà là Tôn Nữ Phước Lý, Pháp danh Trừng Tế, hiệu Diên Long.
Ngài sinh ra trong một gia đình mang cốt cách Nho giáo ở phía Nam kinh thành Huế, nơi đây phong cảnh làng quê hữu tình. Sau sông, chung quang là ruộng lúạ Cả làng dân tình hiền hoà. Song thân đều một lòng tin kính Tam Bảọ Nhà có em ruột là Hoà thượng Thích Tịnh Khiết – Tăng thống Giáo hội (thế danh là Nguyễn Văn Kính).
Ngài và em được cha mẹ chiều theo ý nguyện của con, cho xuất gia ở tuổi thiếu niên tại chùa Tường Vân, thờ Hoà thượng Thanh Thái làm thầy.
Năm đó Ngài vừa tròn 16 tuổị Tám năm sau, Hoà thượng Vĩnh Gia mở Đại giới đàn ở chùa Phước Lâm, Quảng Nam, Ngài được thọ Cụ túc giới (1910) là lúc Ngài được 21 tuổi và được Hoà thượng Bổn sư ban cho Pháp danh Trừng Hương, tự Thiền Duyệt, hiệu Tịnh Hạnh.
Bốn năm sau khi thọ Cụ túc giới (tức là 1914), lúc này Ngài được 25 tuổi đời được Bổn sư phú Pháp với bài kệ sau:
法 傳 清 教 道 心 堅
明 訓 相 承 一 念 專
一 點 眞 如 明 法 性
水 澄 珠 現 在 人 前
Phiên âm:
Pháp truyền thanh giáo đạo tâm kiên
Minh huấn tương thừa nhất niệm chuyên
Nhất điểm chơn như minh pháp tính
Thuỷ trừng châu hiện tại nhân tiền.
Nguyên Hồng dịch:
Nối truyền giáo pháp đạo tâm kiên,
Ghi khắc lời này dạ phải chuyên.
Một điểm chân như ngời pháp tính,
Nước trong châu ngọc hiện y nguyên.
Sau đó, Ngài ra chùa Thiên Hưng theo học lớp Phật pháp do Hoà thượng Huệ Pháp mở tại đây. Vào năm Khải Định thứ 5, Hoà thượng Phước Chỉ viên tịch, Ngài được tông môn công cử làm Toạ chủ Tổ đình Tường Vân.
Ngài cũng thường tới chùa Tây Thiên và Trúc Lâm để nghe Hoà thượng Phước Huệ ở chùa Thập Tháp tỉnh Bình Định ra giảng.
Năm 1932, Ngài được Hội An Nam Phật học cung thỉnh vào Ban Chứng minh đại Đạo sư cho Hội An Nam Phật học tại Huế cùng với các Đại lão Hoà thượng Phước Huệ, Hoà thượng Giác Tiên, Hoà thượng Giác Nhiên và Hoà thượng Tịnh Khiết...
Do cuộc sống kham khổ, công việc Phật sự đa đoan, sức khoẻ của Ngài giảm sút nhanh chóng và Ngài đã thu thần thị tịch vào lúc 4 giờ sáng ngày 24 tháng 8 năm Kỷ Sửu (13.10.1933), hưởng dương 45 tuổi, 23 Hạ lạp.
Hình ảnh của buổi lễ: