Buổi nói chuyện có sự hiện diện chứng minh của HT.Thích Minh Cảnh – Giám đốc TT Đào Tạo và Phiên dịch Hán Nôm Huê Quang, SC. Thích Nữ Thánh Tâm – Tiến Sĩ Văn Hóa Học và khoảng 60 Tăng Ni sinh học viên cùng tham gia. Nôi dung buổi nói chuyện tập trung chủ yếu vào sự ảnh hưởng tương tác qua lại của các yếu tố văn hóa Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó Thượng tọa nhấn mạnh tính đặc thù sáng tạo của văn tự, văn học, và văn minh Nhật Bản đối với Văn Minh Trung Hoa.
Thượng tọa dựa trên từng góc độ địa lý, ngôn ngữ, lối sống, phong tục, tập tục … để tiếp cận, phân tích các vấn đề liên quan đến đất nước con người Nhật Bản. Một số quan điểm về chữ Trung, chữ Hiếu hay tinh thần “Thoát Á nhập Âu”, duy trì văn hóa gốc, giữ gìn bản sắc dân tộc của người Nhật cũng được cũng được Thượng tọa nêu ra, thảo luận một cách cởi mở.
Chẳng hạn như khi Nho học của Trung Quốc truyền khắp các nước Á Châu, Nhật cũng ảnh hưởng nền văn hóa Khổng Nho, nhưng Nhật đặc biệt chú trọng tới đức tính TRUNG hơn là HIẾU, thậm chí đức tính TRUNG ĐẠO còn được pháp luật hóa đến mọi người dân Nhật, TRUNG với Thiên Hoàng, TRUNG với nước NHẬT trong bất cứ hoàn cảnh nào, người Nhật có thể hi sinh chính bản thân mình để bảo vệ nước Nhật, bảo vệ Thiên Hoàng, và tinh thần Trung Đạo này được truyền bá đến thời hiện đại, như một nhân viên công ty cần phải TRUNG thành với công ty, cá nhân cần phải Trung thành với cơ quan đoàn thể v.v...
Người Nhật với tinh thần Trung đạo này đã khiến cho văn hóa Nhật phát triển một cách có hệ thống trật tự, dân Nhật có tinh thần đoàn kết, sáng tạo, khiêm cung và tuân thủ kỷ cương. Có thể nói, những đặc tính này đã khiến cho Nhật trở thành cường quốc trên thế giới.
Phần giao lưu trong buổi thuyết trình này chủ yếu xoáy sâu vào việc đánh giá tình thần tu học của Tăng Ni, mô hình học tập tại Nhật bản, thái độ và nghị lực cùng sự dấn thân của Tăng ni sinh đang sống và học tập tại nước ngoài; những điều kiện cần có cho một Tăng Ni khi có nguyện vọng đi du học Nhật Bản. Như khi du học Nhật, một nghiên cứu sinh cần có tinh thần học hỏi nghiêm túc, cần có tính sáng tạo trong nghiên cứu, trước hết nên chọn cho mình một đề tài mới và có tính học thuật cao. Những đánh giá chung cho thấy, du học sinh việt nam tuy hiếu học nhưng yếu về phương pháp nghiên cứu và không đủ sự chịu đựng những khó khăn trong việc du học xa nhà.
Sau phần thảo luận là sự đánh giá về nội dung buổi thuyết trình của Hòa Thượng Giám Đốc trung tâm, khuyến tấn Tăng Ni sinh Trung Tâm Phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang cần nỗ lực hơn nữa trên con đường tu học tại thành phố nói chung và công việc học tập tại Huệ Quang nói riêng. Thay mặt Trung Tâm Huệ Quang, Hòa Thượng gởi lời tri ân đến thuyết trình viên. TT Thích Giác Dũng đã dành thời gian đến chia sẻ những kinh nghiêm học tập và nghiên cứu quý báo của bản thân với Tăng Ni Học viên, và hy vọng còn được lắng nghe những buổi thuyết trình kế tiếp nữa.
Trong tuần nói chuyện chuyên đề, vào lúc 7 giờ 30 sáng thứ bảy, ngày 06 tháng 11 năm 2015 sắp tời, ĐĐ.Thích Minh Thuận sẽ báo cáo đề tài : “TÍNH THÍCH ỨNG CỦA TĂNG NI TRONG ĐỜI SỐNG TU HỌC ĐÔ THỊ HIỆN NAY”. Tăng Ni Phật tử có thể đến tham dự và liên lạc với văn phòng Đào Tạo TT Phiên dịch Hán Nôm để biết thêm chi tiết theo số đt liên lạc: 0996010176.
Xin giới thiệu một số hình ảnh của buổi thuyết trình này:
HT. Giám đốc giới thiệu đôi nét về TT.Thích Giác Dũng
Thượng tọa thẳng thắn và cởi mở chia sẻ với Tăng Ni học viện
Sư Cô Thích Nữ Thánh Tâm - Tiến sĩ Văn Hóa Học cũng đến tham dự
Toàn cảnh buổi nói chuyện chuyện đề
Hòa Thượng Giám đốc tặng Hoa đến Thượng tọa sau khi kết thúc buổi thuyết trình
Chụp hình lưu niệm với TNS HV