Thanh Hóa: Nghe pháp thoại "Quan điểm của Đức Phật về hiếu hạnh" tại chùa Hồi Long

Thứ năm - 14/08/2014 21:42
Sáng ngày 14/8/2014 tức 19 tháng 7 năm Giáp Ngọ, tại chùa Hồi Long - xã Hoằng Thanh Hoằng Hóa - Thanh Hóa, Phật tử đã thành tâm về chùa lắng nghe pháp thoại “Quan điểm Đức Phật về hiếu hạnh” nhân đại lễ Vu Lan PL: 2558 - DL: 2014.
Thanh Hóa: Nghe pháp thoại "Quan điểm của Đức Phật về hiếu hạnh" tại chùa Hồi Long

Trong bài thuyết pháp, Đại Đức đã nói lên tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo trong kinh điển Nam truyền .” Vô thỉ luân hồi , tất cả chúng sinh từng làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chị, là bà con quyến thuộc trong các nẻo đường sinh tử “ là điều Phật đã nói trong Kinh Tương Ưng . Đây là một tư tưởng hiếu hạnh bao trùm cả khắp chúng sanh chứ chẳng riêng là cha mẹ trong hiện tiền. Đây là giáo lý để thiết lập cho khởi đầu của tinh thần từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha của đạo Phật để từ đó hướng đến giác ngộ giải thoát.

Trong kinh Mangalasutta (Kinh Hạnh phúc) khi có một thiên thần đến hỏi Phật làm sao để được vận may, thì đức Phật trả lời có ba mươi tám cách để đạt được sự may mắn, mà một trong những cách đó là phụng dưỡng cha mẹ:

“Phụng dưỡng cha và mẹ...

Là vận may tối thượng.”

Quả đúng thật, không có vận may nào hơn đối với một con người khi người đó vẫn còn đủ cha và mẹ. Đây là hai vị Bồ tát giữa đời thường đối với mỗi người con. Họ cho đi nhưng không hề đòi lại, hy sinh tất cả không tiết thân mạng. Vì thế đây là vận may tối thượng đối với những ai vẫn còn cha và mẹ và vì thế bổn phận của người con phải biết phụng dưỡng hai đấng sinh thành như hai bảo vật ở trong nhà. Phải biết cung kinh hơn cung kính những thứ gì ở trên đời.

 Kinh Suttanipàta cũng đã nêu rõ:

“Thờ mẹ cha đúng pháp,

Buôn bán đúng, thật thà,

Gia chủ không phóng dật,

Được sanh Tự Quang Thiên.”

Với sự phụng dưỡng cha mẹ theo thường pháp, một người con hiếu hạnh như thế được các bậc thánh hiền trong đời tán thán và sau khi chết được tái sanh ở chư thiên để hưởng sự an lạc. Về việc cung kính cúng dường ai trong các chúng hữu tình là được tốt lành thì cha và mẹ đáng được cung kính cúng dường nhất.

“Ai hiếu dưỡng cha mẹ,

Kính trọng bậc gia trưởng,

Nói những lời nhu hoà,

Từ bỏ lời hai lưỡi,

 Chế ngự lòng xan tham,

Là con người chân thực,

Nhiếp phục được phẫn nộ,

Với con người như vậy,

Chư Thiên Tam thập tam,

Gọi là bậc chân thân".

Khi đề cập đến con người, đức Phật không bao giờ quên đánh giá với tinh thần hiếu thuận, và một người con có hiếu được ngài đánh giá rất cao:

“Giữa các loài hai chân,

Chánh giác là tối thắng;

Giữa các loài bốn chân,

Thuần thục là tối thắng;

Trong các loài thê thiếp,

Nhu thuận là tối thắng;

Trong các loài con trai,

Hiếu thuận nam là tối thắng".

Ngài xem trọng con trai nhưng là người con trai có hiếu thuận lại là bậc nhất. Vì thế gian này người có hiếu không nhiều và người bất hiếu thì vô số kể, nên hạnh hiếu được ca ngợi tán thán và người con hiếu, hoặc những người biết ơn và đền ơn  giống như một báu vật trên thế gian này.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ , hình ảnh cha mẹ được ví như ngọn lửa mà chính cha mẹ đã sưởi ấm Cho những người con , chính từ ngọn lửa đó , con người có thể sống một cách ấm áp hơn, sinh trưởng nhiều thứ hơn. Hạnh hiếu luôn được đề cao và đặt nặng . Phàm ở đời ai bất hiếu với cha mẹ thì người đó không đáng mặt làm người vì bị xã hội lên án một cách gay gắt. Trong Phật giáo có một tấm gương về hiếu hạnh mà không ai có thể vượt qua được đó chính là đức Phật. Với câu chuyện tiền thân trong kinh Jataka, ngài đã lalmf biết bao nhiêu hạnh lành, bao nhiêu công đức , mà trong đó sự hiếu đạo luôn đặt hang đầu . Trong kiếp cuối khi đã thành đạo vô thượng , ngài vẫn không quên độ cho cha mẹ của mình cùng với quyến thuộc để họ được hưởng sự an vui hạnh phúc lâu dài . Điều này được thể hiện qua hình ảnh đức Phật đã độ cho vua Tịnh Phạn là cha của mình đến hai lần.

Xin chia sẻ một số hình ảnh đến quý độc giả:

Niệm Phật cầu gia hộdd thich phap nhu thuyet giang 3dd thich phap nhu thuyet giang 6dd thich phap nhu thuyet giang 7dd thich phap nhu thuyet giang 8dd thich phap nhu thuyet giang 9dd thich phap nhu thuyet giang 10dd thich phap nhu thuyet giang 13dd thich phap nhu thuyet giang 14ĐĐ.Thích Pháp Nhưdd thich phap nhu thuyet giang 16dd thich phap nhu thuyet giang 17dd thich phap nhu thuyet giang 19dd thich phap nhu thuyet giang 20dd thich phap nhu thuyet giang 21dd thich phap nhu thuyet giang 22dd thich phap nhu thuyet giang 23

Nguồn tin: PTVN.NET

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây