Được
biết, cụm di tích Pháp Hải tự (chùa Mướp), Vạn cổ tôn linh từ nhạc quán (miếu
Nhà Quan), Giang sơn vãn cảnh linh từ (đền Sò) thuộc xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo
quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2008.
Chùa
Pháp Hải (còn gọi là chùa Mướp) do quan Đô uý Phạm Lê Đức xây dựng năm Ất Dậu
(1765), đến năm Kỷ Sửu (1769) chùa được di dời về vị trí hiện nay. Sau khi cuộc
nội chiến Trịnh - Nguyễn kết thúc, quan Đô uý Phạm Lê Đức về trụ trì và tu hành
9 năm, ông viên tịch tại đây vào ngày 15/6/ Mậu Tuất (1778).
Từ
đó đến nay chùa Pháp Hải do nhân dân làng Yên Dưỡng (nay là xã Cẩm Hoà và Cẩm
Yên) phụng thờ.
Trải
qua năm tháng thời gian, khí hậu và chiến tranh khắc nghiệt, đặc biệt là cách ứng
xử nông nổi tả khuynh của chính quyền và nhân dân đối với tôn giáo tín ngưỡng
trong giai đoạn vài thập niên trước đây, ngôi chùa chỉ còn là một phế tích, duy
chỉ còn sót lại một am nhỏ thờ Phật nhờ có các bộ rễ kiên trung của 3 cây đa,
cây xanh cổ thụ ôm ấp, bao phủ mái am. (Hôm nay am Phật đã được tu sửa lại rất
ấn tượng, đặc trưng, tỏa ra một không khí linh thiêng hiếm thấy).
Tới
nay, công trình trùng tạo chùa Pháp Hải được thực hiện 100% nguồn vốn theo
phương thức xã hội hóa; phục hồi, tôn tạo tu bổ chùa cũ, xây mới nhà Tam bảo,
hệ thống tam quan, khuôn viên cây cảnh, hệ thống chiếu sáng, một số hạng mục bổ
trợ khác...
Công
ty Việt - Hàn (HANVICO) là nhà tài trợ chính. Ông Phạm Văn Tuần - Tổng Giám đốc
Công ty là con em địa phương. Ông đã sinh ra, lớn lên tại nơi đây. Ra đi làm ăn
ở nơi đâu, hành trang ông mang theo luôn có biết bao nhiêu ký ức quê nhà. Nay
thành đạt, dù đã 62 tuổi, ông vẫn một niềm nặng tình bản quán. Quy hoạch, thiết
kế ngôi chùa do trường đại học Kiến trúc Hà Nội đảm nhiệm, kinh phí thực hiện
tới nay đã gần 3 tỷ đồng.
Từ
8 giờ đến 20 giờ ngày 8/9 lễ cúng Sư tổ, phát tấu, cúng Phật, liên hoàn long
mạch, cầu siêu, cầu an và mông sơn thí thực chẩn tế cô hồn, phóng sinh, lễ cầu
Quốc thái Dân an đã được đoàn kinh sư đến từ Nam Định thực hiện. Hơn 1.000 Phật
tử đã tham gia đồng hộ niệm.
Đúng
8 giờ tối ngày 8/9, lễ hô thần nhập định an vị tượng Tam Bảo đã được trang
nghiêm cử hành dưới sự chủ trì của Thượng tọa Phó chủ tịch Thích Bảo Nghiêm
cùng chư Tăng cộng chúng. Trước khi trì chú tụng Pháp ngữ, Thượng tọa đã dành
ít phút giáo hóa thập phương tín đồ về mục đích, ý nghĩa của lễ an vị Tam Bảo
và hướng dẫn đại chúng tham dự đại lễ.
Đúng
9 giờ 9 phút ngày 9/9/ Kỷ Sửu (Trùng Cửu), một trong những thời điểm được coi
là linh thiêng nhất của thiên niên kỷ thứ III, tại chùa Pháp Hải đã trọng thể
tổ chức lễ đúc Đại hồng chung 1.000 kg. Chư Tăng đã làm lễ cúng đức Thánh Tổ
(nghề đồng) Minh Không, trì chú cầu gia bị. Các thí chủ, hơn 1.000 Phật tử cùng
hiệp thợ đúc đồng đến từ Ý Yên –
Trước
đó, từ 7 giờ 30, một chương trình văn nghệ Phật giáo đặc biệt do đoàn ca nhạc
dân tộc tỉnh Hà Tĩnh đã được trình diễn đón khách thập phương.
Vào lúc 9 giờ 30 phút, lễ chính thức khánh thành chùa Pháp Hải đã được cử hành.
Chứng
minh và chủ trì đại lễ có Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng
Trị sự, Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh cùng chư Tôn đức Tăng
trong BTSPG Hà Tĩnh, Ban Đại diện PG huyện Cẩm Xuyên và chư Tăng đến từ Hà Nội,
Nam Định, Huế…
Về
phía quan khách, đại biểu có các vị đại diện cho Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Sở Nội
vụ, Ban Tôn giáo, Sở VH-TT-DL, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND,
UBND, UBMTTQVN huyện Cẩm Xuyên; Toàn thể các tổ chức, ban ngành của xã Cẩm Hoà,
ông Phạm Văn Tuần - Tổng Giám đốc Công ty Việt - Hàn (HANVICO) - nhà tài
trợ chính và đại diện các nhà tài trợ khác cùng hơn 1.000 Phật tử trong vùng và
thập phương.
Sau
phần trình bày diễn văn của ông Chủ tịch xã Cẩm Hòa, Báo cáo quá trình và kinh
phí xây dựng chùa của ông Tổng Giám đốc HANVICO, phát biểu của đại điện chính
quyền Tỉnh…, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm đã ban đạo từ tán thán công đức của thập
phương tín thí, các cấp các ngành, đặc biệt là ông Phạm Văn Tuần và tập thể cán
bộ nhân viên HANVICO, đã tín tâm góp công, góp của, góp trí, góp lực xây dựng
ngôi Phạm vũ bảo điện để trang nghiêm Tam bảo, hằng dương Phật Pháp, lợi lạc
nhân sinh. Ngài cũng sách tiến Tăng Ni tín đồ Phật tử địa phương hăng hái tu
tập, làm nhiều việc ích đạo lợi đời để góp phần xây dựng thế giới cực lạc ngay
ở cõi Sa bà này.
Đúng
11 giờ nghi thức cắt băng khánh thành và dâng hương được thực hiện trong sự
phấn khởi hồ hởi đặc biệt của đại chúng.
Thế
là, từ đây trên mảnh đất Cẩm Hòa - Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh một địa chỉ đỏ tâm linh
Phật giáo đã được tái sinh, trùng tạo. Thật là “Tiền khai sáng, hậu trùng tu”.
Thế
là, Phật tử địa phương từ đây đã có chốn đi về bồi đắp tâm linh, di dưỡng tinh
thần.
Mỗi
sáng sớm, mỗi chiều tà, tiếng chuông chùa sẽ lại ngân nga nhắc nhở: “Mái chùa
che trở hồn Dân tộc// Nếp sống muôn đời của Tổ tông”.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự