Khi người khuyết đức, bất hạnh là không thể tránh khỏi

Thứ năm - 07/11/2019 21:44
Một học giả thời nhà Minh từng nói: “Người không giữ đức, tất bất hạnh triền miên”. Trong lịch sử có rất nhiều đại quan vì lạm dụng quyền lực, sống không có đức cuối cùng phải chịu nhận kết cục thảm hại. Dưới đây là một vài ví dụ.
Khi người khuyết đức, bất hạnh là không thể tránh khỏi

Văn hóa truyền thống Trung Hoa đặc biệt coi trọng đức hạnh của một người. Nhiều văn tự cổ đều giáo huấn con người cần biết hoàn thiện bản thân trở thành người tốt để nhận được phước lành và tránh bất hạnh.

Trong cuốn sách của mình, Chu Vĩnh Xuân, một học giả thời nhà Minh đã nói rằng: “Người không giữ đức, tất bất hạnh triền miên”.

Ông tin rằng con người cần phải có đạo đức mới dễ nhận nhiều điều may. Ông từng ví đời người giống như một tòa nhà. Chỉ khi lấy đức hạnh làm nền tảng, thì danh vọng, quyền thế hay sự giàu sang mới có thể nhờ đó mà được dựng lên.

Cũng giống như xây nhà, nếu chỉ trú trọng danh lợi tiền tài nhưng nền móng đức hạnh kém bền vững thì bất hạnh ắt kéo tới và người này sẽ mất tất cả.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao một số ca sĩ, diễn viên biến mất sau một thời gian ngắn nổi tiếng, tại sao một số người nhanh chóng đánh mất tất cả tiền bạc sau khi trúng số, hoặc tại sao một số quan chức cấp cao bị hạ bệ còn nhanh hơn thời gian họ đi lên nắm quyền? Đó đều là những ví dụ về nền tảng đức hạnh không đủ để duy trì danh vọng của họ.

Có rất nhiều ví dụ về thiếu đức mà dẫn đến suy bại. Dẫu vậy ngày nay người ta thường nói nhiều về sự thăng trầm của đời người hơn là đức hạnh. Họ cho rằng những may mắn, danh vọng trong đời người là tự nhiên mà có. Tuy nhiên, trên thực tế, đức chi phối tất cả. Người vô đức tựa như đi cà kheo bên rìa đá, không sớm thì muộn cũng trượt chân.

Khi người khuyết đức, bất hạnh là không thể tránh khỏi - 2
Người vô đức tựa như đi cà kheo bên rìa đá, không sớm thì muộn cũng trượt chân. (Ảnh: Pinterest)

Làm quan mà vô đức hại dân, cuối cùng cũng thân bại danh liệt

Lịch sử Trung Hoa có rất nhiều ví dụ về các đại quan trong triều lạm dụng quyền lực, sống không có đức cuối cùng phải chịu nhận kết cục thảm hại.

Vào thời nhà Đường, ngự sử trung thừa Lai Tuấn Thần từng rất được hoàng đế trọng dụng, giao cho nhiệm vụ điều tra các quan khác trong triều.

Nắm quyền lực trong tay, Lai câu kết cùng Võ Thừa Tự ngụy tạo chứng cứ vu cáo hãm hại rất nhiều đại thần trung thành. Ông cũng được biết đến là người đã chế tạo ra nhiều thiết bị và hình thức tra tấn tàn bạo để ép người khác nhận tội. Quyền thế và sự tàn ác của Lai đã khiến người người khiếp sợ và căm phẫn một thời.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau ông đã bị trừng phạt sau 1 lần bày mưu hãm hại công chúa thất bại. Lai Tuấn Thần bị xử tử vì tội dối trá và phản bội, xác của ông bị lột da và lấy mất nội tạng.

 

Nguồn tin: Tinhhoa.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây