Chị Dung và câu chuyện cổ tích giữa đời thường

Thứ hai - 06/01/2014 14:19
Tình cảm chân thành, đức hy sinh, sự chờ đợi thủy chung sáu năm trời xa cách của anh đã làm chị yêu thương đủ để làm nên một kỷ lục của lòng chung thủy trong thời đại mới ở Việt Nam.
Đây là kết quả lòng kiên nhẫn, sự thủy chung của chị Dung đối với anh Ngọc
Đây là kết quả lòng kiên nhẫn, sự thủy chung của chị Dung đối với anh Ngọc
Những ngày cuối năm 2013, người dân cả nước đang xúc động chúc mừng cho một câu chuyện cổ tích về tình yêu đã có một cái kết có hậu, sau bao nước mắt đau khổ vì sinh ly tử biệt và bao khắc khoải chờ mong. Câu chuyện tình yêu thủy chung với lối sống “ăn ở trước sau như bát nước đầy” của người phụ nữ đã là hình ảnh tuyệt đẹp giữa đầy rẫy những thông tin khổ đau trong các cuộc tình khác chim đắm trong sự trả thù, phản bội...xuất hiện hàng ngày trên mặt báo.
     
Đó là câu chuyện về tình yêu của anh Hồ Sỹ Ngọc và chị Hoàng Thị Kim Dung đã kết tinh thành quả ngọt từ trong xa cách sinh tử, là hai bé trai sinh đôi, nhờ thành quả y học hiện đại.
    
Trong một xã hội, nếu kỹ thuật khoa học ngày càng tân tiến hiện đại song song đi bên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt như lòng biết ơn, sự thủy chung son sắt và tình thương yêu đồng loại; như trong câu chuyện này là một bình minh khép lại màn đêm đau khổ, và mở ra một ngày mới đầy hy vọng vào hạnh phúc cho mọi người trong năm mới Giáp Ngọ.
 
Thật kỳ diệu xiết bao, ngươi chồng đã quá cố bốn năm trước vẫn mang lại cho người vợ thủy chung hai đứa con trai khỏe mạnh, với công nghệ bảo quản và thụ tinh nhân tạo.

Anh Hồ Sỹ Ngọc và chị Kim Dung cùng quê Nghệ An, cùng trạc tuổi nhau, cùng học Đại học Bách Khoa. Họ yêu nhau từ thời còn là sinh viên. Tốt nghiệp, chị Dung sang Pháp du học 5 năm. Năm năm ấy đong đầy tin yêu, 5 năm ấy là nghìn ngày thương nhớ, là hàng vạn tin nhắn và thư từ qua lại, hễ làm xong việc của mỗi người, họ lại trò chuyện đường dài với nhau.
   
Anh đã chờ đợi chị năm năm ròng. Bạn bè chị cũng như nhiều người khác, đi học về, người yêu đi lấy vợ hết cả. Anh đã làm chị cảm thấy yêu đủ để gắn bó, hy sinh vì nhau suốt đời với những quan tâm lấp đầy khoảng cách địa lý, khiến chị cảm thấy gần anh như mới đi hôm qua ấy thôi.
    
Có một câu nói ví von về khoảng cách địa lý và tình yêu: “Khoảng cách trong tình yêu như một cơn gió làm bùng cháy mãnh liệt ngọn lửa tình yêu đích thực, va dập tắt ngọn lửa tình yêu yếu đuối hời hợt”. Ngọn lửa tình yêu âm ỉ cháy như lửa than sưởi ấm trái tim hai người yêu xa, ngọn lửa ấy được giữ gìn bởi sự tin tương và ủng hộ, tôn trọng cuộc sống của nhau.
    
Chị chỉ định học xong thạc sĩ, về nước kết hôn rồi lại học tiếp, anh Ngọc bảo chị “Anh đợi được, em học luôn thêm bằng tiến sĩ đi”. Sau năm năm, chị Dung về Việt Nam, họ tổ chức đám cưới, ở với nhau được sáu tháng, chị Dung lại phải sang Pháp để làm nốt thủ tục cuối cùng và quan trọng nhất: Bảo vệ luận án tiến sĩ. 
     
Con gái Bách Khoa, hơn hai mươi năm chỉ có học hành, lại học ngành máy móc thiết bị, tưởng chừng khô khan lắm. Vậy mà tình yêu của họ tươi mới và đẹp vô cùng: cùng với tin yêu hết mực, họ ở với nhau được sáu tháng sau suốt sáu năm chờ đợi, yêu thương.
    
Rồi vào cái ngày 20/03/2010 định mệnh ấy, anh Ngọc đi mua ít đồ gia dụng ở ven đường tàu, thi anh bị tai nạn qua đời. Không ngôn từ gì có thể diễn rả hết nỗi đau khổ, nuối tiếc, thương cảm của chị lúc đó dành cho người chồng đã thương yêu chị hết mực. Thật vậy, không có nhiều những người chồng thời nay nào lại tin tưởng, tôn trọng vợ trong sáu năm chờ đợi chị học hành, rồi lại yêu thương giúp đỡ vợ việc nhà, việc con cái như anh Ngọc.
    
Tình cảm chân thành, đức hy sinh, sự chờ đợi thủy chung sáu năm trời xa cách của anh đã làm chị yêu thương đủ để làm nên một kỷ lục của long chung thủy chưa từng có ở Việt Nam, chỉ với một mong ước giản dị: Sinh con với kỹ thuật thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của chồng được bảo quản ở nhiệt độ -196 độ C, để tìm lại hình bóng người chồng thủy chung đã khuất.
     
Mong muốn này của chị ban đầu gặp không ít khó khăn, trước tiên với bệnh viện Phụ sản Trung Ương, vì thủ tục pháp lý rườm rà, mà việc này cũng chưa từng có trong tiền lệ. Hy vọng tinh trùng sống sót trong tử thi được vài tiếng, mà chờ thủ tục có khi mất vài năm.
    
Chị đang định bỏ cuộc. Chị bèn gọi điện, khóc và tâm sự với cô bạn gái thân thiết, cô bạn đang trên đường đi làm về. Lúc đó, anh Ngọc đã đi được hơn ba tiếng đồng hồ. Đang đi, chợt xe của cô ấy bị hỏng, dắt bộ trên đường Kim Ngưu sang đường Tam Trinh, bỗng thấy tấm biển chỉ dẫn vào Bệnh viện Nam Học, trên đó có số điện thoại. Cô bạn bảo chị Dung phải gọi tiến sĩ Vệ ngay.
    
Tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã từng được đào tạo ở những nước châu Âu và Mỹ, rồi say mê lĩnh vực Nam học, khi nhận điện, ông bắt taxi đến thẳng hiện trường. Chẳng cần thủ tục, chẳng cần văn bản hay công an đến cho phép; vì muốn làm vợi nỗi đau âm dương cách biệt của 2 người yêu nhau, ông làm việc hết sức quyết đoán, nhanh ngọn và chuẩn xác, rồi về bệnh viện cất kỹ tinh trùng trong thùng bảo quản ở nhiệt độ -196 độ C.
     
Quả nhiên, ông khá bất ngờ, khi sau đúng 3 năm đoạn tang chồng, chị Dung liên lạc với bệnh viện, và bày tỏ mong muốn “sinh con với người chồng đã khuất Hồ Sỹ Ngọc”. Việc kích thích trứng, rồi cấy tinh trùng diễn ra khá phức tạp. Có lần rã đông tinh trùng xong, thi trứng của Dung chưa sẵn sàng, họ lại phải bỏ đông lạnh tinh trùng lần nữa.
    
Qua việc này, chữ Nhẫn trong nhà Phật được biểu hiện ở sự kiên nhẫn trong chờ đợi nhau của vợ chồng anh chị Dung – Ngọc, và trong sự chờ đợi ba năm đoạn tang chồng để thụ tinh nhân tạo của chị Dung, cần phải kiên nhẫn như thế mới có thể làm nên điều ký diệu gây xúc động lòng người:
    
Ngày 09/12/2013, hai bé trai sinh đôi sinh ra một cách thần kỳ ấy được ra đời khỏe mạnh tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Sự ra đời của hai bé tạo nên hiệu ứng dần lan tỏa và chạm tới cảm xúc của hàng triệu trái tim trên cả nước. Vi hai bé ra đời như một minh chứng cho tình yêu thủy chung nhiệm màu như cổ tích có thật trên đời.
   
Vì thường thì người ta rất xót xa khi người yêu, người chồng đột ngột qua đời. Nhưng sau sáu tháng, thi tình yêu đó cũng vơi dần, biết đâu sẽ có tình yêu khác thế chỗ. Thời đại này, chung thủy với người sống đã khó, huống hồ chung thủy tuyệt đối và sinh thêm hai quý tử để tìm lại hình bóng người chồng đã khuất bốn năm kia.
    
Thật cảm phục xiết bao, lòng trung trinh son sắt của mẫu phụ nữ truyền thống được hòa cùng với nghị lực mạnh mẽ dám nghĩ dám làm, dám chịu của mẫu phụ nữ hiện đại, trong một vẻ ngoài giản dị như chị Dung.
    
Điều đó đã chạm vào con tim của không những gia đình chị Dung mà còn của những con người tốt bụng như bác sĩ Vệ và một bà chủ kinh doanh hãng sữa nổi tiếng, họ đã nhận đỡ đầu cho hai bé con chị Dung đến khi hai con trưởng thành.
    
Tin rằng, trong cuộc sống đời thường với tấm lòng thủy chung, nghĩa tình như vậy, chị sẽ luôn gặp được "quả" lành vì đã gieo những "nhân" tốt.

Dù chưa một lần gặp chị, chúng tôi biết rõ chị không phải là nhà tu hành hoặc thực hiện được hạnh nguyện của người tu, nhưng trong cuộc sống đời thường của người phật tử tại gia, vẫn còn tình yêu, tình cảm gia đình, chúng tôi học hỏi và tự hào về chị...

Nguồn tin: Phatgiao.org.vn

 Từ khóa: hy sinh, thời đại

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây