Sáng
16/12, từ sáng sớm, hàng nghìn người đã có mặt tại Yên Tử để chiêm bái Đại
lễ tưởng niệm 701 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
(1/11/1308 - 1/11/2009 - Âm lịch).
Trong
tâm trí của con dân nước Việt, Trần Nhân Tông không chỉ là vị hoàng đế anh
hùng đã tạo nên kỳ tích 2 lần chiến thắng quân Nguyên
mà Ngài còn là vị tổ sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, mang tư
tưởng hòa nhập Đạo với Đời, thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc,
một tư tưởng riêng của Phật giáo Việt Nam.
Việc
xuất gia tu đạo của Thượng hoàng Trần Nhân Tông khi đất nước yên bình đã góp
phần không nhỏ cho đời sống chính trị Đại Việt cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV
trở nên ổn định, ôn hòa, dân được hưởng cảnh ấm no, hạnh phúc.
Võ
công hiển hách, tư tưởng minh triết ngời sáng vì dân tộc, vì đời sống con
người của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã là biểu tượng rực sáng của dân tộc.
Ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn đã trở thành ngày Lễ lớn của Phật
giáo Việt
Lễ
khởi công dự án xây dựng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại An Kỳ Sinh
(Yên Tử) chỉ là bước khởi đầu của một dự án lớn: Động thổ lấy
ngày lành tháng tốt, để công bố với đông đảo tăng ni - Phật tử trên cả
nước và kiều bào ở nước ngoài.
Theo
dự tính ban đầu, Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh và Ban quản lý Dự án tôn
tạo Yên Tử bắt đầu việc đúc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đúng ngày
hôm nay (16/12), nhưng để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật với công trình nặng trên 100
tấn, chất liệu đúc bằng đồng nguyên chất, theo phương thức đúc tại chỗ - liền
khối, lại xây dựng tại địa hình khá "hiểm trở" ở độ cao 905 - 920m so
với mực nước biển... nên việc đúc tượng sẽ được bắt đầu vào giữa năm 2010, sau khi
chuẩn bị thật kỹ lưỡng, chu đáo.
Rước bài vị Phật hoàng Trần Nhân Tông từ
Nhà ga cáp treo
Giáo hội phật giáo Việt
Rước bài vị lên chùa Hoa Yên
Tháp tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông
Kính cáo và xin ngày động thổ khởi công dựng tượng Phật hoàng
Đoàn nhạc lễ đi đầu...
Đại lễ kỷ niệm 701 năm ngày Phật hoàng
Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại chùa Hoa Yên
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự