Thay
mặt TƯ GHPGVN và BTS THPG TP.Hồ Chí Minh, HT. Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch
HĐTS, Trưởng BTS THPG tuyên đọc diễn văn khai mạc, trong đó nhấn mạnh: “ Đại lễ
tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng là dịp để chư Tăng, Ni trong GHPGVN,
giới Phật tử và xã hội có dịp chiêm ngưỡng và hiểu biết hơn về thời đại nhà
Trần, hào hùng trong lịch sử đất nước với vị Vua – Phật đại diện cho ý chí vươn
lên và sự thống nhất đất nước của vua Trần Nhân Tông, cũng là một vị Tổ sư đã
để lại cho hậu thế sự nghiệp hành đạo sàng ngời, kết hợp hài hòa giữa vai trò
của một nhà vua và một nhà tu hành: “Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc”.
Tại
buổi lễ, HT. Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiên Tổng thư ký HĐTS GHPGVN
tuyên đọc tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông – Sơ
tổ thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Đức vua Trần Nhân Tông, vị hoàng đế thứ 3 của
nhà Trần, vị vua anh minh lỗi lạc, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tu hành
chân chính, là một vị vua xuất gia, tu hành đắc đạo, Ngài được Phật tử Việt nam
tôn vinh là Điều Ngự Giác Hoàng.
Ngài sinh vào ngày 11/11 năm Mậu Ngọ (1258),
con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Ngài lên
ngôi vua lúc 21 tuổi (1279) lấy niên hiệu là Thiệu Bảo, lấy đức trị vì thiên hạ
làm cho dân chúng an cư lạc nghiệp. năm 41 tuổi (1293), Ngài nhường ngôi cho
con là Trần Anh Tông lên làm Thái Thượng Hoàng.
Năm 1294 Ngài cầu Quốc sư Huệ
Tuệ làm lễ xuất gia. Năm 1299, Ngài rũ bỏ mọi thế sự quyết tâm lên núi Yên tử
tham thiền nhập định, lấy tên là Hương Vân Đại Đầu đà, lập ra Thiền phái Trúc
Lâm và độ Đồng Kiên Cương làm đệ tử, ban pháp hiệu là Pháp Loa.
Năm 1307, Ngài
truyền Y bát lại cho Tôn giả Pháp Loa. Năm 1308, Ngài xả báo thân, thâu thần
thị tịch ngày 01/ 11 năm Mậu Thân. Thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân, Đông Triều,
Quảng Ninh.
Trong
Văn Tưởng niệm do HT. Thích Từ Nhơn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN tuyên
đọc, đã thể hiện tấm lòng son sắt của Tăng Ni, Phật tử GHPGVN trong và ngoài
nước, nhân dân Việt Nam nói chung cùng nhau hướng về đức Phật hoàng Trần Nhân
Tông.
Qua đó, dù thời gian có đi qua hơn 700 năm, không gian có biến đổi, song
công đức, đạo nghiệp của Đức Giác Hoàng Điều Ngự vẫn sống mãi trong trang sử
vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp Hộ quốc an dân,
đoàn kết hòa hợp, phát huy đạo pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau…
Nguồn tin: giacngo
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự