Nghe Chú Đại Bi có tác dụng gì?
Thần Chú Đại Bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc.
Cửa Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, một người học Phật dù cố gắng hành trì, tu tập trãi qua hằng hà sa số kiếp cũng không dễ gì có thể lãnh hội hết tất cả nội dung phong phú đó huống là chỉ một đời người. Cho nên, tùy theo căn cơ, duyên nghiệp, một khi đã phát tâm đi vào con đường giải thoát, hành giả hoặc nhờ phước duyên được chư Phật, chư Bồ Tát độ trì dẫn dắt, hoặc do minh sư chỉ bảo, mỗi người cần nên tự chọn cho mình một pháp môn để tu tập. Có rất nhiều pháp môn tu học phổ biến trong đại chúng hiện nay như Tịnh Độ, Mật Tông, Thiền Định…
Như người cùng tử, suốt một đời rong ruổi ngược xuôi, đến khi mang chiếc thân tàn trở về lại ngôi nhà cũ của Cha mình mới khám phá ra viên ngọc vô giá trong chiếc áo rách nát tả tơi theo năm tháng mà ngày xưa người cha vì lòng yêu thương đã khâu vào trước khi đứa con bỏ nhà đi hoang. Thần chú Đại Bi, chính là viên ngọc vô giá đó và hôm nay, như người cùng tử năm xưa, chúng ta bất ngờ khám phá lại kho tàng không những sẽ làm giàu có, phong phú cho tâm hồn đang khô kiệt của chúng ta, mà còn là chiếc chìa khóa mở cho ta vào cánh cửa thênh thang của đạo quả giác ngộ, vô thượng bồ đề.
Ngài Tuyên Hóa dạy rằng: Người trì kinh, chú sẽ được ba nghiệp thanh tịnh, khi ba nghiệp lắng đọng thì trí huệ sinh (nhân định tức huệ) đồng Phật vãng Tây Phương.
- Thân ngồi ngay thẳng trước Phật là thân thanh tịnh.
- Miệng không nói dối, không đùa giỡn là khẩu nghiệp thanh tịnh.
- Ý không tán loạn, không phan duyên đó là ý nghiệp thanh tịnh.
“Mỗi niệm chân thành mỗi niệm thông
Tịch lặng cảm ứng tịch lặng trong
Cho đến non cao nước cùng tận
Rong chơi pháp giới khắp Tây Đông”
Niệm Kinh Chú mục đích nhiếp phục tam nghiệp hằng thanh tịnh để trừ được ba ác nghiệp thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp:
- Thân nghiệp gồm ba: (Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm)
- Khẩu nghiệp có bốn: (Không nói dối, không nói ác khẩu, không nói lưỡi hai chiều, không nói thêu dệt”
- Ý nghiệp có ba: Tham, sân, si.Như vậy niệm Kinh, niệm Chú, niệm Phật cũng đều mục đích như nhau để tam nghiệp hằng thanh tịnh. Khi tâm mình thanh tịnh tức tâm bình, tâm bình tạo ra thế giới bình “tướng tự tâm sanh,” mây tan thì trăng tự nhiên hiển bày tỏa sáng.
Khi chúng ta niệm chú một cách nhất tâm thì sẽ đoạn trừ được phiền não.
Kinh chú của Phật, tất cả mọi người có thể trì, nhưng muốn được lợi lạc trong khi tụng Kinh trì Chú người Phật tử cố gắng giữ tam nghiệp thanh, giữ giới dứt các điều ác làm các việc lành mới được công đức tốt đẹp, hành giả có thể áp dụng theo phương cách trì tụng Chú Đại Bi như sau, tùy theo căn cơ mỗi người mà hành trì để có hiệu quả.
Như vậy, niệm Chú Đại Bi là mình luôn luôn nhớ cái tâm đại từ, đại bi của mình là niệm (Phật tính) trong tứ oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, đều trong chánh niệm đều nghĩ đến Phật, chúng ta không tạo nghiệp bất thiện như không sát sinh giết người hại vật, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không tham, không sân, không si…thì chắc chắn trong cuộc sống của chúng luôn luôn an lạc, không sợ hãi, không gặp chướng ngại (vô ngại).
Nội dung của Chú Đại Bi 84 câu
Tên của bài kinh này là Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Bồ Tát Quán Thế Âm. Gọi tắt là Chú Đai Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ:
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni
1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15. A thệ dựng
16. Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17. Na ma bà dà
18. Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19. Án. A bà lô hê
20. Lô ca đế
21. Ca ra đế
22. Di hê rị
23. Ma ha bồ đề tát đỏa
24. Tát bà tát bà
25. Ma ra ma ra
26. Ma hê ma hê rị đà dựng
27. Cu lô cu lô yết mông
28. Độ lô độ lô phạt xà da đế
29. Ma ha phạt xà da đế
30. Đà ra đà ra
31. Địa rị ni
32. Thất Phật ra da
33. Giá ra giá ra
34. Mạ mạ phạt ma ra
35. Mục đế lệ
36. Y hê di hê
37. Thất na thất na
38. A Ra sâm Phật ra xá lợi
39. Phạt sa phạt sâm
40. Phật ra xá da
41. Hô lô hô lô ma ra
42. Hô lô hô lô hê rị
43. Ta ra ta ra
44. Tất rị tất rị
45. Tô rô tô rô
46. Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47. Bồ đà dạ bồ đà dạ
48. Di đế rị dạ
49. Na ra cẩn trì
50. Địa rị sắc ni na
51. Ba dạ ma na
52. Ta bà ha
53. Tất đà dạ
54. Ta bà ha
55. Ma ha tất đà dạ
56. Ta bà ha
57. Tất đà du nghệ
58. Thất bàn ra dạ
59. Ta bà ha
60. Na ra cẩn trì
61. Ta bà ha
62. Ma ra na ra
63. Ta bà ha
64. Tất ra tăng a mục khê da
65. Ta bà ha
66. Ta bà ma ha a tất đà dạ
67. Ta bà ha
68. Giả kiết ra a tất đà dạ
69. Ta bà ha
70. Ba đà ma kiết tất đà dạ
71. Ta bà ha
72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73. Ta bà ha
74. Ma bà rị thắng yết ra dạ
75. Ta bà ha
76. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77. Nam mô a rị da
78. Bà lô kiết đế
79. Thước bàn ra dạ
80. Ta bà ha
81. Án. Tất điện đô
82. Mạn đà ra
83. Bạt đà gia
84. Ta bà ha.