2. Nên ăn vào bữa trưa
Tốt nhất nên ăn khoai lang vào bữa trưa. Điều này là do sau khi chúng ta ăn khoai lang, canxi có trong chúng cần được hấp thụ trong cơ thể con người sau 4 đến 5 giờ.
Trong trường hợp này, nếu bạn ăn khoai lang vào bữa trưa, tất cả lượng canxi có thể được hấp thụ trước bữa ăn tối và nó sẽ không ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi trong các thực phẩm khác vào bữa tối.
3. Không nên ăn quá nhiều khoai lang một lúc
Không nên ăn quá nhiều khoai lang. Vì trong khoai lang có chứa một loại enzym oxidase, loại enzym này dễ tạo ra một lượng lớn khí cacbonic trong đường tiêu hóa của con người. Ăn nhiều khoai lang còn có thể kích thích sản xuất axit trong dạ dày gây đầy hơi, ợ chua...
4. Không nên ăn khoai lang khi bụng đói
Khoai lang chứa nhiều đường, ăn lúc đói sẽ sinh ra nhiều axit trong dạ dày, khi có quá nhiều axit trong dạ dày sẽ kích thích niêm mạc dạ dày gây trào ngược axit khiến người bệnh cảm thấy ợ chua.
Khoai lang cũng chứa một chất oxy hóa, tạo ra một lượng lớn khí carbon dioxide trong đường tiêu hóa, dễ gây đầy bụng, nấc cụt và các triệu chứng khác.
5. Không ăn khoai lang để cả vỏ
Khoai lang nóng hổi vừa thơm vừa ngon nên có nhiều người ăn cả vỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, tốt nhất không nên ăn khoai lang còn vỏ, khoai lang nhiễm vi khuẩn đốm đen rất khó phân biệt sau khi làm chín. Do đó, không nên ăn khoai lang bị đốm đen, cháy khét, có thể gây ngộ độc.
Theo Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự