“Đa số các ca hen suyễn được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh đều cho thấy bệnh xuất phát từ thời kỳ thai nhi và giai đoạn đầu phát triển của trẻ”, chia sẻ của người dẫn đầu nghiên cứu Catherine Hawrylowicz.
Catherine Hawrylowicz và các đồng sự cho thai phụ tham gia nghiên cứu liều dùng bổ sung vitamin D cao và thấp. Liều dùng này được cho hấp thu ngẫu nhiên trong thời gian thai được từ 10-18 tuần. Sau đó, máu của trẻ sơ sinh được lấy đi xét nghiệm để kiểm tra hệ miễn dịch của trẻ. Kết quả cho thấy, mẫu máu từ các trẻ có mẹ với liều hấp thu vitamin D cao hơn có hệ miễn dịch bẩm sinh phản hồi tốt hơn.
“Các nghiên cứu trước đây tìm hiểu về mối liên hệ giữa vitamin D và sức đề kháng của trẻ đều chỉ là các nghiên cứu quan sát. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy rằng liều hấp thu vitamin D cao hơn trong thời gian mang thai có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi phát triển bệnh suyễn”, các nhà nghiên cứu nói rõ.
Cần tiến hành thêm nghiên cứu để tìm hiểu liệu vitamin D có làm cho nguy cơ bệnh thấp hơn ở các giai đoạn sau của trẻ hoặc khi trưởng thành.
Hiện tượng thiếu vitamin D khá phổ biến ở thai phụ. Nghiên cứu đã chứng minh các bất ổn có liên quan đến thiếu vitamin D là nguy cơ sinh non và các bất ổn liên quan đến mô - theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thiếu vitamin D còn gây ra sự phát triển xương bất thường, gãy xương và còi cọc ở trẻ sơ sinh.
Bổ sung vitamin D từ các nguồn nào?
Chúng ta có thể dùng viên bổ sung vitamin D bên cạnh các nguồn thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin này như: trong phô mai, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt, nước cam và sữa chua.
Một cách khác để bổ sung thêm vitamin D là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, từ 10-15 phút, 3 lần mỗi tuần sẽ giúp bổ sung thêm vitamin D cần thiết cho bạn, theo MedlinePlus.
Tuy nhiên, lưu ý rằng hấp thu quá nhiều vitamin D cũng không tốt cho sức khỏe vì sẽ làm cho mức vitamin này trong máu lên cao, gây bất lợi cho tim, phổi, gây sạn thận, buồn nôn, ói mửa.
Huệ Trần
(theo Medical Daily)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự