Cà phê là một nguồn cung cấp năng lượng rất tốt, nhưng khi tiêu thụ quá mức lại rất có hại. Theo một nghiên cứu gần đây, chúng ta không nên uống nhiều hơn ba cốc cà phê mỗi ngày.
Vậy nếu uống quá nhiều cà phê thì hậu quả sẽ thế nào?
Ảnh hưởng đến tuyến thượng thận
Tiêu thụ một lượng lớn cà phê vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thượng thận, buộc tuyến thượng thận phải làm việc quá sức và cuối cùng dẫn đến sự “kiệt sức” của cả hệ thống tiêu hóa. Tuyến thượng thận sản xuất ra cortisol, giúp hỗ trợ cơ thể tại thời điểm căng thẳng, nên còn được gọi là hormone stress.
Tuyến thượng thận còn có tác dụng điều hòa nhịp tim. Trong trường hợp tuyến thượng thận phải làm việc quá mức, cơ thể sớm bị kiệt sức và các triệu chứng đầu tiên là yếu tim.
Khử nước
Bạn có biết, uống quá nhiều cà phê sẽ làm cho cơ thể bạn bị mất nước. Caffeine là một loại thuốc lợi tiểu, và thúc đẩy việc sản xuất nước tiểu. Vì vậy, khi bạn uống nhiều cà phê cơ thể bạn sẽ mất nhiều nước hơn cần thiết, dẫn đến thiếu nước.
Gây nghiện
Giống như bất kì thói quen nào, uống cà phê cũng có thể dẫn đến thói quen nghiện cà phê. Có thể mô tả “bệnh” nghiện cà phê như là nếu một ngày bạn không uống một cốc cà phê nào thì bạn sẽ cảm thấy đau đầu, bị kích thích và thiếu tập trung…
Lo lắng
Caffeine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây ra cảm giác lo lắng và bồn chồn. Uống hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm hư hại các tuyến thượng thận, giảm sức đề kháng của thần kinh trong các tình huống căng thẳng và khiến bạn dễ bị nhiễm bệnh.
Tính axit cao
Một trong những sự thực về cà phê mà không mấy người biết, đó là trong cà phê có tính axit cao. Uống quá nhiều cà phê sẽ làm tăng hơn mức bình thường của các phản ứng axit tong dạ dày khiến bạn đau bụng, khó tiêu và khó chịu. Nếu liên tục uống nhiều cà phê hơn lượng cho phép có thể sẽ gây ra loét dạ dày.
Tăng lượng đường trong máu
Với mức tiêu thụ quá nhiều cà phê, các adrenaline trong cơ thể sẽ đốt cháy năng lượng. Quá trình này dẫn đến việc tăng cường sự “thèm muốn” bổ sung đường. Trong quá trình cung cấp thêm lượng đường vào cơ thể, có người muốn cho thêm đường vào cà phê. Điều này thường dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Vì vậy, đối với những ai có thói quen uống cà phê như là một phần của cuộc sống, bạn hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của mình. Ba ly cà phê mỗi ngày là đủ để vừa thỏa mãn thói quen, sở thích lại không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.
Khả năng sinh sản
Sử dụng quá nhiều cà phê có thể dẫn đến một loạt các vấn đề liên quan đến chức năng sinh sản, thậm chí vô sinh. Phụ nữ dùng quá nhiều cà phê khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hay ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Loãng xương
Uống nhiều cà phê có thể làm cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng thích hợp và khoáng chất vào xương, tăng nguy cơ loãng xương. Một nghiên cứu thực hiện với các phụ nữ mãn kinh cho thấy uống trên 4 ly cà phê mỗi ngày có thể làm loãng xương. Tuy nhiên, những người ưa thích cà phê có thể khắc phục hạn chế này bằng cách thêm sữa vào cà phê.
Tác giả bài viết: Hà Linh
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự