Lâm Đồng: Lễ Hằng Thuận đôi bạn trẻ tại TĐ. Linh Quang

Thứ bảy - 23/12/2017 20:26
Lễ Hằng Thuận được tổ chức tại chùa đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng một xã hội an hòa trên nền tảng hạnh phúc của mỗi gia đình và là sự lựa chọn ngày càng phổ biến của giới trẻ trong ngày vui trọng đại của mình.
Lâm Đồng: Lễ Hằng Thuận đôi bạn trẻ tại TĐ. Linh Quang

Lễ Hằng Thuận được tổ chức tại chùa đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng một xã hội an hòa trên nền tảng hạnh phúc của mỗi gia đình và là sự lựa chọn ngày càng phổ biến của giới trẻ  trong ngày vui trọng đại của mình . Xuất phát từ tý nghĩa sâu sa này, sáng  ngày 23/12/2017 ( Nhằm ngày 6/11/Đinh Dậu)  lễ Hằng Thuận của đôi bạn trẻ, Phật tử Tân lang Pháp danh Thiện bảo – thế danh Tôn Thất Trần Phương và Tân nương Pháp danh Thái Sinh, thế danh Kha Thị Xuân Hạnh , được trang nghiêm, hoan hỷ tổ chức tại Tổ đình Linh Quang Tp Đà Lạt, dưới sự quang lâm chứng minh, tham dự  của Thượng tọa Thích Thanh Tân UV. HĐTS, Phó trưởng ban TT kiêm Trưởng ban Tăng Sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, viện chủ tổ đình Linh Quang Tp Đà Lạt cùng chư tôn đức tăng và quan viên hai họ .

 Tại Đại hùng Bảo điện, Chư tôn đức chứng minh đã làm lễ niêm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam Bảo, kỳ an, chúc phúc cho đôn tân nương, tân lang ...giờ phút quan trọng nhất của buổi lễ hằng thuận là thời pháp thoại của Thượng tọa chứng minh nhắc nhủ đôi tân lang, tân nương về ý nghĩa của lễ Hằng Thuận: “mang những điều dạy của đức Phật trong kinh Thiện Sinh, pháp lục hòa trong Thiền môn, Ngũ giới của người phật tử để biết giữ gìn bổn phận của người vợ, người chồng, phải biết yêu thương, nhường nhịn lẫn nhau để tình cảm luôn bền vững, tốt đẹp. Vợ chồng phải biết tôn trọng, lắng nghe để thấu hiếu nhau “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, có hòa hợp thì mới có thể sống với nhau lâu dài và vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống đi đến một tương lai tốt đẹp. Đồng thời, cũng phải biết giữ đạo làm con, làm cháu, biết quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng cho cha mẹ, ông bà nội ngoại lúc tuổi già, không nên chỉ lo xây dựng tổ ấm của mình mà quên đi trách nhiệm, bổn phận với tổ tiên, dòng họ. 

Trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ, thanh tịnh dưới sự chứng minh của Chư tôn đức và quan viên hai họ, đôi tân lang, tân nương sau khi đã đảnh lễ tứ thân phụ mẫu, đôi vợ chồng  trẻ đã trao nhẫn cưới cho nhau. Thượng tọa ân cần chỉ dạy: "bách nhẫn thành kim” trăm điều nhẫn sẽ mang lại nhiều điều lành tốt đẹp quí hơn vàng, từ đó gia đình sẽ mãi mãi hạnh phúc, an vui … xây dựng một xã hội phồn vinh, tốt đẹp vì mỗi gia đình là một tế bào của xã hội … Lời chúc trăm năm hạnh phúc”, chụp hình lưu niệm của Chư tôn đức và gia đình, bạn bè  đã kết thúc hoàn mãn buổi lễ hằng thuận của đôi tân lang, tân nương trong niềm vui hoan hỷ của quan viên hai họ.

Trong đạt dào cảm xúc, anh Trần Minh Tuấn ở đường Hai Bà Trưng Đà Lạt vui vẻ cho biết: Đây lần đầu tiên chúng tôi được mời tham dự một lễ cưới theo nghi thức Phật giáo như thế này,  thật là tuyệt vời, chúng ta đã kết hợp thật hài hòa , vô cùng ý nghĩa giữa đạo và đời, từ đó các gia đình sẽ luôn hướng đến một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc ngày càng phát triển …

Vâng, lễ hằng thuận của Phật giáo là nét văn hóa mang đậm bản sắc Dân Tộc, phát huy nền tảng trí tuệ, đạo đức tâm linh, định hướng con người sống hữu ích trong đời sống gia đình, xã hội.  Lễ hằng thuận là cây cầu nối giữa đạo và đời, là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa văn hóa truyền thống, đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh của Phật giáo, là nét đẹp văn hóa đặc thù của Phật giáo trong lĩnh vực hôn nhân gia đình đối với người phật tử để kiến tạo cho mình một đời sống an lạc trong hiện tại và trong kiếp lai sinh..

Nguồn tin: PTVN.NET

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây