ĐÁP: Bạn Hoàng Oanh thân mến!
Theo lịch Ấn Độ xưa, mỗi tháng âm lịch (hiện nay) được chia thành hai: Tháng bạch nguyệt (trăng sáng dần) gồm 15 ngày từ mùng 1 đến 15. Tháng hắc nguyệt (trăng tối dần) gồm 15 ngày (nếu tháng thiếu 14 ngày) từ 16 đến 30 (hoặc 29).
Ngày lục trai sở dĩ không có mùng 1 mà bao gồm mùng 8, 14, 15 và 23, 29, 30 (tháng thiếu là 23, 28, 29) là vì đó là những ngày ‘chư thiên hội họp’. Kinh Tứ thiên vương ghi: Vào những ngày trai kể trên, chư Thiên tuần thú nhơn gian xem xét người thiện ác trong thế gian. Thấy người làm thiện thì chư Thiên ủng hộ. Vì thế, vào những ngày này cần phát tâm trì giới, tu phước.
Bạn ăn chay vào các ngày 1, 8, 14, 15, 23, 30 tuy không đúng với ngày lục trai (vì thêm mùng 1, bớt ngày 29) nhưng về ý nghĩa tu tập thì rất tốt. Chữ trai trong lục trai không chỉ là ăn chay mà có nghĩa thân tâm thanh tịnh, bao hàm cả ăn chay, thọ giới, tạo phước, tu tập tịnh hóa ba nghiệp thân khẩu ý. Thực hành được như vậy thì tội diệt phước sinh, căn lành tăng trưởng, vạn sự cát tường.
Chúc các bạn tinh tấn!
Nguồn tin: Giác Ngộ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự