Hàng ngàn phật tử tại TP Hồ Chí Minh với cờ hoa trên tay diễu hành trên phố (Ảnh: Bảo Kiên)
Tại TPHCM, từ 18h chiều qua, ngày 4/5 (tức 14 âm lịch), tại các chùa trên các quận, huyện đã tổ chức long trọng Đại lễ Phật Đản. Dịp lễ lớn này sẽ kéo dài suốt 5 ngày. Chính lễ sẽ được tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm.
Những ngồi chùa tại TPHCM lộng lẫy chào mừng Đại lễ Phật Đản (Ảnh: Bảo Kiên)
Đêm 4/5, hàng ngàn bà con phật tử TPHCM đồng hành cùng đoàn rước 38 xe hoa của 24 quận, huyện, chào mừng Đại lễ kỷ niệm ngày Đản sinh. Lễ rước xe hoa được bắt đầu từ Đại tưởng niệm các liệt sĩ quận 3 đến các chùa Vĩnh Nghiêm - Việt Nam Quốc Tự - Chùa Ấn Quang - chùa Hưng Long - Công viên Bồ tát Thích Quảng Đức. Các xe hoa đi qua các tuyến đường trung tâm thành phố, sau đó trở về tại khuôn viên các chùa tại 24 quận huyện thành phố.
Nhân dịp đón mừng Đại lễ Phật Đản diễn ra trên toàn quốc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ gửi thông điệp đến với Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức cùng Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài lời cầu chúc đại hoan hỷ, đại an lạc, thành tựu mọi Phật sự.
Lễ rước xe hoa mừng Phật đản tại TP Hồ Chí Minh đêm 04/5 (ảnh B.G.N) - Thế Cường.
Hòa thượng Thích Phổ Tuệ chia sẻ, kính mừng Đại lễ Phật đản năm nay, đúng vào dịp Tăng Ni, Phật tử cả nước vừa long trọng tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 30 năm thống nhất Phật giáo cả nước thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong suốt 30 năm xây dựng và phát triển, Tăng Ni, Cư sỹ, Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu Phật sự trên tất cả các lĩnh vực Đạo pháp và Dân tộc cũng như quan hệ đối ngoại Phật sự quốc tế…
Kính mừng ngày Đản sinh của Đức Từ Phụ, Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành tâm, tinh tấn nỗ lực thực hiện tốt công tác Phật sự ích đời lợi đạo, đó chính là đóa hoa vô ưu kính dâng lên Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Trích thông điệp của Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.
Ngoài tỏ lòng với đức tin, bà con phật tử còn được tham gia các lễ hội như biểu diễn văn nghệ, tổ chức tọa đàm, triển lãm tranh ảnh, hoạt động Phật sự, thả đèn hoa đăng, diễu hành xe hoa mừng Phật đản, ủy lạo, cứu tế đồng bào có hoàn cảnh khó khăn...
Đông đảo bà con đi lễ Phật đản tại chùa Vĩnh Nghiêm tối qua 4/5
Lòng thành
Lộng lẫy, trang nghiêm
(Ảnh: Bảo Kiên)
Đúng 6h sáng nay 5/5, hàng ngàn phật tử TPHCM đổ về chùa Vĩnh Nghiêm dự lễ chính Đại lễ Phật đản.
Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Từ Nhơn - Phó Chủ tịch hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã nhắc lại ý nghĩa của buổi lễ và nhắc nhở đông đảo Phật tử cần cố gắng tinh thần tu học theo đúng với những lời Phật dạy.
Hòa trong khí trang nghiêm, thanh tịnh của Đại lễ Phật đản, toàn thể chư tôn đức giáo phẩm Tăng Ni, quan khách và Phật tử đã cùng nhau thực hiện nghi thức thiêng liêng chào Quốc kỳ, Đạo kỳ, thả chim bồ câu cầu nguyện cho hòa bình của muôn loài.
Phóng sinh chim bồ cầu, cầu mong hòa bình cho muôn loài (Ảnh: Hoài Lương)
Hàng ngàn Phật tử đã tề tựu về chùa Vĩnh Nghiêm từ sáng sớm để dự lễ (Ảnh: Hoài Lương)
Bữa cơm chay trong ngày Đản sinh (Ảnh: Hoài Lương)
Tại Hà Nội, bắt đầu từ 8 giờ sáng nay 5/5, Đại lễ đón mừng ngày Đản sinh đang diễn ra thì gặp phải mưa lớn. Nhiều bà con phật tử đã đội mưa tham dự Đại lễ tại Trụ sở chính của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ.
Đại lễ được tổ chức với các nghi thức, nghi lễ: Niệm phật cầu gia bị, lễ cầu hoà bình thế giới và Quốc thái dân an; Đại lễ kỷ niệm ngày Đản sinh sẽ kết thúc vào chiều nay khi đoàn Chư tôn đức, tăng ni cùng hàng ngàn phật tử rước xe hoa mừng Phật Đản sau khi thực hiện xong nghi lễ tắm phật dành cho bà con phật tử.
Chính lễ tại chùa Quán Sứ - Hà Nội (Ảnh: Thế Cường)
(Ảnh: Thế Cường)
Đà Nẵng từ hai ngày nay, nhiều phật tử đã bắt đầu đi viếng chùa lễ Phật. Không chỉ các chùa trang hoàng mừng Đại lễ Phật Đản mà tại nhiều gia đình phật tử cũng treo cờ, bày bàn lễ Phật.
Không chỉ các chùa chuẩn bị lễ đài... (Ảnh: Khánh Hiền)
... mà nhiều gia đình Phật tử cũng bày bàn lễ Phật tại tư gia
Thường trực Ban Trị sự Thành Hội Phật giáo Đà Nẵng cho biết: Từ trước một tháng nay, Thành Hội Phật Giáo đã họp bàn kế hoạch chuẩn bị cho Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2556. Theo đó dịp này, mỗi đơn vị trực thuộc Thành hội trang trí một lễ đài, treo cờ, biểu ngữ, khẩu hiệu theo nội dung chỉ đạo thống nhất của TW Giáo Hội.
Cờ Phật giáo giăng trong một hẻm nhỏ có nhiều gia đình phật tử
(Ảnh: Khánh Hiền)
Chính lễ Phật Đản Phật lịch 2556 tại Đà Nẵng diễn ra bắt đầu vào sáng nay 5/5, nhằm ngày 15 tháng 4 âm lịch, tại chùa Pháp Lâm. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động phụ trợ như biểu diễn văn nghệ, triển lãm văn hóa Phật Giáo, thuyết giảng Phật pháp.
Nhiều hoạt động từ thiện cũng được các nhà chùa tổ chức như phát thuốc và khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo tại chùa Pháp Lâm. Chùa Bát Nhã tổ chức thăm và trao quà tại Nhà Tình Thương Q. Hải Châu, thăm và trao quà đến các em học sinh khiếm thị tại trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn, vệ sinh môi trường cúng dường Phật Đản tại các tuyến phố xung quanh chùa…
Hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản đầu tiên của phật tử tại Bình Định là thả hoa đăng trên đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn), bên cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, để cùng nguyện cầu những điều an lành.
Tối 4/5, hàng ngàn người dân, phật tử, các bạn trẻ nô nức đổ về đầm Thị Nại, vừa thả hoa đăng vừa nguyện cầu trong một không khí linh thiêng. Cả đầm Thị Nại lung linh huyền ảo.
Phật tử...
... và người dân cùng tham gia thả hoa đăng trên đầm Thị Nại
Lung linh huyền ảo
Rất đông người dân dù không thả đèn cũng đứng trên cầu xem lễ. (Ảnh: Doãn Công).
Sáng nay, Đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 do Ban trị sự Thành hội Phật giáo tỉnh Nghệ An tổ chức đã diễn ra tại chùa Sư Nữ (phường Cửa Nam, TP Vinh), với sự tham gia của hàng ngàn tăng ni, phật tử và người dân địa phương.
Hàng ngàn tăng ni, phật tử có mặt cầu nguyện tại chùa Sư Nữ - Nghệ An (Ảnh: Nguyễn Duy).
Đội nắng lên chùa trong ngày Đản sanh (Ảnh: Nguyễn Duy)
Nguồn tin: Dâm Trí
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự