Theo TS. Nguyễn Thanh Xuân, tôn giáo là niềm tin của con người vào thế giới siêu nhiên và hành vi thực hiện những niềm tin đó. Tôn giáo là “đức tin vào sự thờ phụng”.
Tín ngưỡng và tôn giáo là hai khái niệm khác nhau, tín ngưỡng là niềm tin còn tôn giáo là những hình thái tôn giáo cụ thể. Tôn giáo có các loại hình sơ khai, nguyên thủy, đặt trong 03 văn cảnh. Tôn giáo hoàn chỉnh là tôn giáo phải có giáo lý, giải thích 2 vấn đề quan niệm về thế giới và giải thích về con người. Tôn giáo phải có những luật lệ, lễ nghi. Những luật lệ, lễ nghi này giúp những người theo tôn giáo đó hoạt động theo lề nếp, quy củ. Tôn giáo có tín đồ, tín đồ tôn giáo sinh hoạt ở một địa điểm nhất định phụ thuộc vào tổ chức tôn giảo của mình. Tín đồ tôn giáo luôn định hướng cho mình thế giới sau khi chết. Khu vực tín ngưỡng liên quan đến văn hóa, tôn giáo không chỉ là văn hóa mà tôn giáo ảnh hướng đến chính trị, xã hội. Do vậy, nhà nước có các cơ quan quản lý các tổ chức tôn giáo.
Toàn cảnh buổi huấn luyện. Về đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam, Tiến sĩ cho biêt, Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Điều đó cho thấy nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam là rất lớn. Đặc biệt, Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc thiếu số theo các tôn giáo. Việc đó đặt ra cho Đảng và Nhà nước phải giải quyết một lúc hai vấn đề lớn phức tạp và nhậy cảm là dân tộc và tôn giáo. Các tôn giáo ở Việt Nam đoàn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân, không có xung đột hoặc chiến tranh tôn giáo. Những tín đồ tôn giáo luôn có lòng yêu nước và tin thần lao động cần cù; có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam có lực lượng đông đảo các chức sắc, nhà tu hành - những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp. Họ là lực lượng quan trọng trong mối quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước. Các tôn giáo ở Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi. Đây đang là vấn đề lớn và quan trọng trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nược ta. Các tôn giáo ở Việt Nam luôn là đối tượng trong âm mưu lợi dụng của các thế lực thù địch. Đảng và Nhà nước vừa phải đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo vừa phải cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá Nhà nước của các thế lực thù địch.
Về quan điểm, chủ trương đối với tôn giáo của Đảng, Đảng ta luôn xác định tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, tồn tại lâu dài, đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân để xây dựng đất nước. Đảng ta khảng định công tác tôn giáo của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của đảng. Với đặc thù của tôn giáo, công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo cần được tăng cường, trở thành đầu mối trong quan hệ và ứng sử với tôn giáo.
TS. Nguyễn Thanh Xuân trình bày chuyên đề Tôn giáo ở Việt Nam Đảng và nhà nước có những chính sách đối với tôn giáo. Chính sách về tự do sinh hoạt tôn giáo, tín đồ các tôn giáo được tự do sinh hoạt tôn giáo tại gia đình và nơi thờ tự. Chức sắc nhà tu hành được hoạt động bình thường trong phạm vi phụ trách, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động tôn giáo trong phạm vi phụ trách. Các tổ chức tôn giáo có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ mục đích, có Hiến chương, Điều lệ phù hợp với luật pháp... được xem xét để được phép hoạt động về tổ chức. Theo quy định hiện hành, tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân được thành lập, chia, tách, sáp nhận tổ chức tôn giáo trực thuộc. Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, Nhà nước coi đây là công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo...
Thay lời kết, Tiến sĩ đã nêu bật những thành tựu đã đạt được trong công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nược. Các tin đồ tôn giáo được hoạt động bình thường, trong đó nhiều lễ lớn được tổ chức với quy mô hành trăm nghìn người dự (Lễ Phật đản Liên hiệp quốc - Vesak năm 2008, năm 2014...). Đặc biệt đã giải quyết bình thường hóa vùng tôn giáo đặc thù liên quan đến đạo Tin lành là Tây Nguyên, Tây Bắc. Đã công nhận về tổ chức đối với 39 tổ chức tôn giáo; có hơn 60 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo; Có 12 tờ báo và tạp chí và hàng chục trang thông tin điện tử của các tôn giáo đang hoạt động; hơn 85% cơ sở thờ tự được trùng tu, sửa chữa với quy mô lớn. Những chuyển biến trong đời sống tôn giáo như trên là rất cơ bản và tích cực. Điều đó làm cho quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, góp phần đấu tranh ngoại giao chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá Nhà nước.
Xin trân trọng gửi tới quý độc giả một số hình ảnh đã ghi nhận được: