Nam Định: Lễ khai pháp trường hạ Trúc Lâm Thiên Trường

Thứ bảy - 07/07/2018 14:57
Sáng nay ngày 24/06/Mậu Tuất (07/07/20178), Chư tăng, Ni ban Giám hiệu, Tăng Ni sinh các tỉnh thành phía Bắc học tại trường Trung cấp Phật học tỉnh Nam đã vân tập về tại trường hạ Trúc Lâm Thiên Trường, tỉnh Nam Định tổ chức lễ phai pháp An cư Kiết hạ PL.2562 - DL.2018.
Nam Định: Lễ khai pháp trường hạ Trúc Lâm Thiên Trường
Chứng minh Trường hạ có TT.Thích Quảng Hà – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN - Trưởng Ban BTS GHPGVN tỉnh Nam Định - ngôi Đường chủ Hạ trường cùng Chư tôn đức Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức tăng, ni sinh Trường hạ Trúc Lâm Thiên Trường và đông đảo nhân dân phật tử địa phương cùng về tham dự.

Trường hạ Trúc Lâm Thiên Trường năm nay có 136 Tăng, Ni hành giả hành trì tu tập. Gồm có 76 tăng Chư Tăng và 60 Chư Ni thuộc Trường hạ Trúc Lâm Thiên Trường đã vân tập về trụ xứ để thúc liễm thân tâm, trau dồi giới định tuệ, tiến tu tam vô lậu học trong 03 tháng  an cư kiết hạ,  đáp ứng lòng khát ngưỡng và mong cầu của tín đồ nhân dân Phật tử địa phương tòng tăng an cư, nghe pháp hộ trì chính pháp và  tiến tu trên con đường giải thoát.

An cư Kiết hạ là một truyền thống cao quý và đã trở thành nét đặc thù riêng của Phật giáo. Đây cũng là pháp tu hành của người xuất gia trong ba tháng, cùng quy tụ về một trú xứ để thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức nhằm phát triển đời sống tâm linh, tiến bước con đường giải thoát.

Tại buổi lễ đại diện chư hành giả an cư dâng lời cầu pháp tới Thượng tọa đường chủ hạ trường.  Toàn thể hội chúng tại Hạ trường Trúc Lâm Thiên Trường đã được nghe Thượng tọa đường chủ giảng dạy về ý nghĩa Kinh Hiền Ngu.

Kinh Hiền Ngu nói về Khái niệm về người ngu được định nghĩa qua kinh tạng Nguyên thủy như sau: người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ và hành các ác hạnh, nếu người ngu không tư duy ác tư duy, không nói lời ác ngữ, không hành ác hạnh, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: Người này là người ngu, không phải là chân nhân? Và người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, do vậy, người trí biết người ấy: Người này là người ngu, không phải là chân nhân” (kinh Hiền Ngu). Lời kinh chỉ ra ba đặc điểm của loại người ngu: tâm ý tư duy điều ác, miệng nói lời ác, thân làm các điều ác.
 

Tư duy là suy nghĩ, nhận thức của một người về biểu tượng, khái niệm, phán đoán. Người tư duy ác tư duy là người chuyên nghĩ đến điều ác, gây đau khổ, tai họa cho người khác như: nghĩ đến việc hãm hại người, nghĩ đến việc trả thù người, nghĩ đến việc cạnh tranh hơn thua, nghĩ đến việc những khát khao ái dục… Người nói lời ác ngữ là nói những lời lẽ gây đau khổ, tai họa cho người khác như: mắng chửi, nói lời hận thù, nói lời dua nịnh, nói lời gây rối, nói lời tục tĩu, nói lời khiêu khích,… Người hành ác hạnh là người làm những việc gây đau khổ, tai họa cho người khác như: dùng vũ lực đánh người, hãm hại người yếu hơn mình, dùng sức mạnh để cưỡng đoạt, trộm cướp của người,… Tóm lại, người ngu ba nghiệp cả thân miệng ý đều ác.

Ngược lại với người ngu là người có trí. Người trí là người có khả năng nhận thức, ghi nhớ, suy nghĩ, phán đoán… đúng đắn, chính xác về các phương diện trong đời sống xã hội. Những tính chất của người trí biểu hiện ở các phương diện như trí nhớ, trí khôn, trí lực, trí năng, trí óc, trí thức, trí tuệ. Theo Phật giáo, người trí là người biết phát huy tuệ giác biết rõ thiện và ác cùng nguyên nhân của nó; biết rõ Nhân quả, biết rõ Bốn sự thật khổ tập diệt đạo; biết rõ Duyên khởi (kinh Chánh Tri Kiến). Tóm lại, người trí ba nghiệp của thân miệng ý đều hiền thiện.

Nhân dịp này TT.Thích Quảng Hà cũng đã có lời sách tấn chư tôn đức trong Trường hạ phải nỗ lực tinh tiến tu tập. Kiên trì tu tập học giáo lý qua tam tạng kinh luật luận để tìm hiểu nghĩa kinh Phật và ý nghĩa cao sâu của chư Tổ đã giảng dạy.

Xin giới thiệu chùm ảnh tại buổi lễ:





































































































Nguồn tin: Huongdanphattu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây