Phú Thọ: HT Bảo Nghiêm giảng pháp tại Đại hội Phật giáo tỉnh

Thứ sáu - 12/10/2012 15:00
Nhận lời mời của Ban tổ chức Đại hội, tối ngày 10 tháng 10 năm 2012, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã có thời pháp thoại với toàn thể hội chúng tại Nhà văn hóa của tỉnh trước thềm Đại hội Phật giáo tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ IV (2012 – 2017).

Hòa thượng đã nêu bật những ý nghĩa tín ngưỡng dân gian Việt Nam ảnh hưởng qua lại với giáo lý Phật, góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt với Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng nói: “Dân tộc Việt trước khi có tôn giáo du nhập vào Việt Nam, người Việt có tín ngưỡng thờ Đa thần. Nhưng đặc biệt truyền thống Tổ tiên là một tín ngưỡng quan trọng nhất. Hệ thống tín ngưỡng dân tộc rất khăng khít, chính nó có sự tác động làm thống nhất cộng đồng, gắn bó từng người với quê hương, đất nước.

Khi Phật giáo được truyền vào đất Giao Châu, người dân đã đón nhận giáo lý Phật đà trên tinh thần báo đáp Tứ ân của đạo Phật hòa cùng với đạo hiếu tín ngưỡng của dân tộc Việt. Do đó, hàng năm những nghi lễ của dân tộc cũng được Phật giáo đón nhận như lễ Tết nguyên đán, Tết cúng cơm mới, Tết trung thu.

Và ngược lại, những nghi lễ của Phật giáo cũng được cộng đồng người Việt tổ chức lễ hội như chính lễ của dân tộc. Ví dụ như lễ Phật đản tại vùng Luy Lâu đã trở thành lễ hội của địa phương vào ngày 8 – 4, lễ Vu lan trở thành lễ xá tội vong nhân của người Việt….”

Qua đó, Hòa thượng cũng nêu bật tại đất Tổ Hùng Vương (Phú Thọ), người dân địa phương nói riêng và người dân Việt nói chung đã thể hiện được tinh thần hiếu đạo qua ba cấp thờ tự:
-    Thờ ông bà cha mẹ trong gia đình, Tổ tiên trong từ đường (cấp gia đình).

-    Thờ Thành hoàng làng là những người có công với đất nước, với nhân dân địa phương. Đây là vị thần cao nhất trong làng (cấp làng xã).

-    Thờ Quốc Tổ (Quốc Tổ Hùng Vương – Tổ tiên đầu tiên của người Việt), thờ các vị vua qua các triều đại, các vị thần lớn như thần Tản Viên, Thánh Gióng...(cấp Quốc gia).

Những tín ngưỡng của dân tộc trên đây đan xen trong nghi lễ Phật giáo, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau làm nên một bản sắc văn hóa đậm đà của dân tộc Việt.

Cuối cùng, Hòa thượng mong muốn tất cả quý tôn đức Tăng Ni và nhân dân Phật tử hãy giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó, xây dựng quê hương đất nước phồn vinh, thịnh vượng, Phật pháp được xương long.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây