Theo đó, Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp huyện trên địa bàn TP.HCM đều thống nhất lấy nhiệm kỳ VIII (2012 – 2017) làm chuẩn (kể cả các quận huyện được chia tách trước đây)để tổ chức Đại hội, tổ chức vào đầu năm mới 2012 và kết thúc trước Đại lễ Phật Đản PL.2556 - DL.2012. Riêng Đại hội Đại biểu Phật giáo TP. HCM nhiệm kỳ VIII kết thúc trước Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội kỳ 6 khóa VI là một tháng.
Chư tôn giáo phẩm Phật giáo TP.HCM trong một phiên họp triển khai các công tác Phật sự - Ảnh: Bảo Thiên
Để tổ chức Đại
hội, Phật giáo các quận, huyện cần thực hiện bốn bước chuẩn bị.
Bước 1: Họp
toàn Ban Đại Diện Phật giáo thành lập Tiểu Ban nhân sự Đại hội.
Bước 2: Tiểu Ban
nhân sự dự kiến nhân sự nhiệm kỳ mới gồm Ban Chứng minh và Ban Đại Diện với số
lượng và chức danh theo quy định của Thông tư, việc cơ cấu nhân sự trên có
thành phần tiêu biểu các Hệ phái trên địa bàn nếu có và cả hai giới Tăng -
Ni trẻ vào ủy viên để tập sự kế thừa nhưng phải đạt cả hai mặt: đạo đức, trình
độ nội ngoại điển và nhiệt tình tích cực tham gia công tác Phật sự Giáo hội.
Bước
3: Triệu tập toàn Ban Đại Diện Phật giáo để tiểu Ban nhân sự trình danh sách dự
kiến nhân sự nhiệm kỳ mới với sự tham dự của đại diện phòng Nội vụ quận hoặc
huyện (có thể thêm thành phần Mặt trận - Công an/Quận - Huyện), đại biểu Tiểu
ban nhân sự THPG để góp ý trao đổi.
Bước 4: Triệu tập buổi họp Tăng - Ni toàn
quận huyện (Đại biểu chính thức là Trụ trì các cơ sở trên địa bàn, phải đạt
trên 2/3 các Tự viện tham dự và toàn Ban Chứng minh, Ban Đại Diện Phật giáo
Quận/Huyện nhà - trong cuộc họp phải lập danh sách đại biểu tham dự và kiểm
diện) có sự tham dự của Phòng Nội vụ Quận - Huyện, đại diện THPG (đại diện Mặt
trận/Công an nếu thấy cần) để giới thiệu và biểu quyết thông qua danh sách dự
kiến nhân sự nhiệm kỳ mới.
Đại biểu tham dự có quyền giới thiệu nhân sự khác ngoài danh sách dự kiến của Ban Đại diện – việc biểu quyết có thể biểu quyết danh sách tập thể hoặc từng cá nhân (giơ tay hoặc bỏ phiếu kín) – cử Ban Thư ký (01 vị trong Ban Đại diện và 02 vị là đại biểu) để ghi nhận diễn biến và kết quả cuộc họp – phải lập biên bản đầy đủ - về cơ cấu ủy viên dự khuyết Ban Đại diện và các Tiểu ban của các ủy viên chuyên ngành do Ban Đại diện xem xét theo yêu cầu thực tế tại quận - huyện nhà – Sau kết quả cuộc họp, quý Ban có văn bản báo trình kết quả (đính kèm ý kiến của Phòng Nội vụ quận Huyện) về Tiểu ban nhân sự THPG và khi được Tiểu ban nhân sự THPG chuẩn thuận mới tiến hành tổ chức Đại hội.
Về phiê đại hội chính thức Phật giáo cấp huyện, Thường trực Thành hội đề nghị cần có các thành phần: Đại biểu là chư tôn giáo phẩm chức sắc thuộc Trung ương Giáo hội và THPG trú xứ trên địa bàn quận huyện; đại biểu là chư tôn giáo phẩm Trụ trì các Tự viện trên địa bàn quận huyện; đại biểu là chư tôn giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư trú xứ trên địa bàn quận huyện; đại biểu là thành phần lãnh đạo Giáo hội (Trung ương Giáo hội, THPG, BĐDPG quận huyện bạn); đại biểu là khách quý (Quận/Huyện ủy – UBND - UBMT– Công an – Nội vụ - Chính quyền Mặt trận các Phường - Xã trên địa bàn .v.v..).
Thông báo cũng hướng dẫn chương trình Đại hội, đề xuất khen thưởng nhân đại hội, danh sách dự kiến đề xuất tấn phong Giáo phẩm và việc cử đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Phật giáo TP.HCM nhiệm kỳ VIII.
“Ban Đại Diện Phật giáo Quận - Huyện nào đã gởi danh sách nhân sự nhiệm kỳ mới về Ban Trị sự THPG Tp.HCM trước thông báo nầy cần rút về và thực hiện lại theo tinh thần thông báo nầy, mọi sự thắc mắc trong công tác triển khai thực hiện cần thỉnh thị sự chỉ đạo của Ban Thường trực Ban Trị sự THPG TP.HCM nhất là về mặt nhân sự nhiệm kỳ mới”, Bản thông báo cho biết.
Dịp này Thường trực Thành hội cũng công bố Tiểu ban Nhân sự Đại hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh và cấp huyện thuộc TP.HCM gồm 5 thành viên do HT. Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Trị sự THPG TP.HCM làm Trưởng ban.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự