Thượng tọa nêu ra: “Người cư sĩ Phật giáo không phải là người chỉ đến với Phật giáo như một học giả nghiên cứu triết học Đông phương, mà còn phải nhận thức rõ vai trò của mình đối với Phật pháp, phải thiết tha sống theo tinh thần lời dạy của Đức Phật để hướng tìm mục đích giải thoát, thành tựu hạnh phúc thật sự.
Giống như giới xuất gia, người cư sĩ trong Phật giáo cũng có trách nhiệm nặng nề đối với việc tồn vong của chính pháp.
Đức Phật có khuyên rằng: "Ở đây, sau khi Như Lai nhập diệt, các tỳ kheo, các tỳ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống tôn trọng và qui thuận bậc Đạo Sư, sống tôn trọng và qui thuận giáo pháp, sống tôn trọng và qui thuận Tăng chúng, sống tôn trọng và qui thuận học giới, sống tôn trọng và qui thuận lẫn nhau. Đây là nguyên nhân chánh pháp được tồn tại lâu dài sau khi Như Lai nhập diệt".
Vai trò hộ pháp của người cư sĩ phải thể hiện trên phương diện: Hộ trì Phật Bảo, Hộ trì Pháp bảo và Hộ trì Tăng bảo.
Các bậc xuất gia duy trì Phật pháp bằng cách hoằng pháp, còn đối với người cư sĩ thì duy trì Phật pháp bằng cách hộ trì chư Tăng hoằng pháp, và tạo người nối truyền hoằng pháp, đưa Phật pháp đến mọi nhà, đưa người về chùa học hỏi Phật giáo.
Chỉ có thực hành làm những việc tốt đẹp như vậy mới hoàn thành trách nhiệm hộ pháp của người cư sĩ.
Niềm hỷ lạc vô biên hầu như đều nở rộ trên khuôn mặt muôn người Phật tử khi được Thượng tọa Trưởng Ban Hoằng pháp khai thị bài pháp thật ý nghĩa.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự