Chứng minh và tham dự buổi lễ về phía GHPGVN có: Hòa
Thượng Thích Thanh Đàm – Thành viên HĐCM GHPGVN, Trưởng ban trị sự Tỉnh hội Phật
giáo tỉnh Ninh Bình; Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng
ban Hoằng pháp Trung ương, Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng ban trị sự tỉnh hội
Phật giáo tỉnh Thanh Hóa; Đại đức Thích Tâm Định – Phó Ban trị sự tỉnh hội Phật
giáo tỉnh Thanh Hóa; Ni trưởng Thích Đàm Nhung – nguyên trưởng ban trị sự tỉnh
hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa; Ni sư Thích Đàm Hòa – Phó trưởng ban trị sự tỉnh
hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa; cùng sự hiện diện chứng minh của chư tôn đức
Tăng, Ni TWGHPGVN, trụ trì các chùa trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa.
Về phía đại diện chính quyền có: Bà Lê Thị Oanh – Phó
Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Thanh Hóa; Bà Trịnh Thị Tiếp – Phó giám đốc Sở nội vụ tỉnh
Thanh Hóa; Ông Bùi Minh Trâm – Trưởng ban dân vận tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa; Ông
Lê Viết Bốn – Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa; Ông Lê Công Minh – Bí
thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân; cùng sự hiện diện đông đảo của các
ông bà đại diện các ban ngành, sở tỉnh Thanh Hóa, huyện Thọ Xuân, xã Xuân Bái.
Chùa Linh Cảnh nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt,
phát tích của vương triều Hậu Lê.
Hào khí hùng tráng năm xưa như vẫn còn lưu lại: dưới sự
lãnh đạo tài tình của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, quân và dân ta đã đánh đuổi
giặc ngoại xâm phương Bắc ra khỏi bờ cõi đem lại thanh bình và an vui cho trăm
họ.
Chùa Linh Cảnh (còn gọi là chùa Bái) ngoài tín ngưỡng
thờ Phật còn thờ Thành Hoàng, các vị thiên thần, nhân thần bảo hộ cuộc sống cho
nhân dân trong vùng. Sau khi lên ngôi, Thái Tổ Cao Hoàng Đế ( Lê Lợi ) đã về thăm
quê và viếng chùa lễ Phật. Dân làng hân hoan cung kính bái lễ, người người đua
chen lên trước để bái đức vua, làng bên cũng tụ tập bái theo. Lê Thái Tổ bèn đổi
tên cho làng là Bái Thượng và làng bên là Bái Đô. Chùa nằm trong làng nên cũng
có tên là chùa Bái từ đó.
Do chiến tranh, cũng như sự truyền thừa bị gián đoạn,
do đó chùa cũng ngày càng xuống cấp dần theo năm tháng. Sư cụ Thích Nguyên Tâm ở
chùa Đầm cảm động sự suy tàn của Tổ đình, chùa xưa nên đứng ra quyên góp Phật tử
gần xa, và đã cho động thổ trùng tu tôn tạo từng hạng mục.
Mãi cho đến tháng 9 năm 1937 mới khánh lạc nhà Tổ và Tịnh
xá. Năm 1969 sư cụ Nguyên Tâm viên tịch. Từ đó đến năm 2000 dù vắng bóng sư trụ
trì nhưng chùa vẫn được nhân dân bảo vệ và giữ gìn.
Ngày 20/11/1989, chùa Bái được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp
bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật.
Năm 1996, ban hộ tự và Phật tử bổn tự với sự giúp đỡ của
chính quyền địa phương đã tiến hành trùng tu tôn tạo và mở rộng diện tích để
xây dựng nhà Tổ - nhà Tăng – nhà khách.
Ngày 08/10/2000, được sự nhất trí của Ban tôn giáo và
UBND tỉnh, Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định bổ nhiệm
Đại đức Thích Tâm Minh trụ trì chùa Bái ( Linh Cảnh tự).
Với tâm huyết của một vị trụ trì cùng với quyết tâm của
chính quyền và lòng thành của nhân dân phật tử phát đại nguyện trùng tu tôn tạo
Linh Cảnh tự, sau 10 năm vất vả lo toan vì đại nguyện Phật sự của Đại đức Thích
Tâm Minh, cùng sự góp sức của hàng trăm thợ lành nghề trong và ngoài tỉnh, đến
nay các hạng mục cơ bản của chùa Bái (Kinh Cảnh tự) đã hoàn thành: xây dựng nhà
thờ Tổ, xây dựng cổng Tam Quan, đúc đại hồng chung, mở rộng khuôn viên, trùng
tu nhà thờ Mẫu, xây dựng nhà Tứ Ân, xây dựng tường rào, xây dựng nhà khách, và
đặc biệt là hoàn thành kiến thiết ngôi Đại hùng bảo điện thờ Phật thanh tịnh,
nguy nga.
Lễ cắt băng khánh thành các hạng mục sau 10 năm tôn tạo
chùa Linh Cảnh đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, thắm tình đạo vị, dưới
sự chứng minh của mười phương chư Phật, chư hòa thượng, thượng tọa, đại đức hiện
tiền và sự thành kính của quan khách cùng nhân dân phật tử bản tự và thập
phương.
Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ:
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự