Quang lâm chứng minh, tham dự lễ có HT.Thích Giác Nhường, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM; HT.Thích Giác Giới, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Tăng sự T.Ư; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Trưởng ban Tổ chức; HT.Danh Đổng, UVTT HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang; ĐĐ.Thích Pháp Hảo, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN TP.Hà Tiên, cùng chư tôn đức BTS Phật giáo các tỉnh thành, giáo phẩm HPKS, chư tôn đức Tăng Ni các giáo đoàn và Phật tử cùng tham dự.
Về phía lãnh đạo, có bà Nguyễn Lê Hà, Phó Trưởng phòng Cục An ninh Nội địa - Bộ Công an; Ông Đào Văn Xem, Phó Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang; ông Trương Công Khánh, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo UBMTTQVN tỉnh Kiên Giang cùng đại diện chính quyền tỉnh, thành phố và địa phương.
Chư tôn đức chứng minh niêm hương cầu nguyện tại lễ đặt đá phục dựng di tích.
Tại buổi lễ, HT.Thích Giác Toàn đọc diễn văn khai mạc, nói rõ ý nghĩa và mục đích phục dựng “Di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang” đối với HPKS nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.
Theo đó, Hòa thượng cho biết Tổ sư Minh Đăng Quang - một trong những vị Tổ sư của Phật giáo Việt Nam, với chí nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp” đã khai sáng đạo Phật Khất sĩ Việt Nam (nay gọi là Hệ phái Phật giáo Khất sĩ). Trải qua 76 năm (1944 - 2020), Phật giáo Khất sĩ đã có những bước phát triển đáng kể trong công cuộc hoằng pháp lợi sanh, góp phần xây dựng hình ảnh chân tu thật học của Tăng đoàn trong ngôi nhà chung GHPGVN.
Kế thừa ý niệm cao đẹp về bốn Thánh tích của Phật giáo, HPKS khởi tâm tôn tạo 4 di tích lịch sử liên hệ đến cuộc đời và đạo nghiệp của Tổ sư Minh Đăng Quang nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với đức Tổ sư và hàng hậu học quán chiếu bài học giác ngộ thiêng liêng.
Các di tích gồm có tổ đình Minh Đăng Quang (tại tỉnh Vĩnh Long) - nơi sinh trưởng của Tổ sư; tịnh xá Mộc Chơn (tỉnh Tiền Giang) - di tích hoằng pháp độ sanh; tổ đình tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long) - nơi đánh dấu Tổ sư vắng bóng đều đã được hoàn thành. Đây là di tích thứ 4, ghi dấu nơi ngài đắc đạo tại Mũi Nai (TP.Hà Tiên, Kiên Giang).
Chư tôn đức Chứng minh buổi lễ.
Được biết, khu di tích rộng 3.200m2, với 4 công trình: nơi tưởng niệm chính (500m2); tòa tứ giác diện (48m2) và tòa nhà lục giác (24 m2) tôn trí các tượng Tổ sư đứng và tọa thiền; tường chắn vách núi (cao 8m, dài 80m) khắc họa tiểu sử và các tác phẩm tưởng niệm Tổ sư; 2 dãy nhà Tăng Ni, Phật tử (600m2). Tổng chi phí xây dựng dự kiến từ 32 - 35 tỷ đồng.
Tại buổi lễ, HT.Danh Đổng, Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Kiên Giang bày tỏ vui mừng trước Phật sự của Phật giáo tỉnh nhà và tin tưởng công trình sẽ sớm được hoàn thành - trở thành nơi lưu giữ kỷ vật, sử liệu của Phật giáo và cũng là danh lam thắng cảnh của TP.Hà Tiên, đáp ứng nhu cầu du lịch văn hóa, tâm linh của người dân trong và ngoài tỉnh.
Ban đạo từ, HT.Thích Giác Giới tán dương nỗ lực của Tăng Ni, Phật tử hệ phái, “đã kế tục tinh thần hoằng dương Chánh pháp của Tổ thầy”; đồng thời khuyến tấn hàng kế tục của HPKS “tiếp tục phát huy, phụng sự để cùng Giáo hội, nhà Nước, chính quyền các cấp xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, nhân dân an lạc trong tinh thần từ bi, vị tha của Phật giáo”.
Sau đó, Ban Tổ chức cung thỉnh chư tôn giáo phẩm cử hành nghi thức đặt đá, chính thức khởi công phục dựng “Di tích đắc đạo Tổ sư Minh Đăng Quang”, trong không khí trang nghiêm, tiếng kinh trầm hùng của toàn thể đại chúng.
HT.Thích Giác Toàn đọc diễn văn khai mạc.
Chư vị giáo phẩm hệ phái.
Ban Tôn giáo Chính phủ tặng hoa chúc mừng.
Hoa chúc mừng của Cục An ninh Nội địa - Bộ Công an.
Chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử tham dự buổi lễ.
Đại diện lãnh đạo chụp ảnh lưu niệm cùng HT.Thích Giác Toàn tại buổi lễ.