Lễ rót đồng đúc đại hồng chung chùa Gác Chuông, Ninh Bình

Thứ tư - 27/11/2019 15:19
Sáng 26/11, chùa Gác Chuông (Ninh Bình) long trọng tổ chức lễ rót đồng đúc đại hồng chung.
Chư Thượng tọa, Đại đức tiến hành nghi thức trì tụng và chú nguyện trước khi đúc Đại hồng chung.
Chư Thượng tọa, Đại đức tiến hành nghi thức trì tụng và chú nguyện trước khi đúc Đại hồng chung.
Tham dự chứng minh gia tâm cầu nguyện có Chư Thượng tọa, Đại đức trụ trì các tự viện trong tỉnh, các quan khách chính quyền và nhân dân làng Thư Điền (xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình).

Buổi lễ diễn ra với các nghi thức: niêm hương bạch Phật, sái tịnh đạo tràng, trì tụng Kinh văn, gia trì, chú nguyện. Nghi thức diễn ra trang nghiêm và thành kính trong lời kinh âm vang trầm bổng của chư Tăng, nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà; thế giới hoà bình, nhân dân an lạc; Phật nhật tăng huy, pháp luân thường chuyển; nhà nhà an vui, người người hạnh phúc.

Các người thợ chuông đang tiến hành rót đồng đúc chông.
Các người thợ chuông đang tiến hành rót đồng đúc chông.

Phát biểu tại buổi lễ, TT. Thích Minh Quang – UV HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS Phật giáo tỉnh Ninh Bình, trụ trì chùa Gác Chuông chia sẻ - đại hồng chung (còn gọi là chuông U minh) thường được thỉnh vào hai thời điểm trong ngày: Thỉnh chuông khi bắt đầu ngày mới với ý nghĩa nhắc nhở mọi người mọi loài ngày mới đã sang, hãy sống tỉnh thức trọn vẹn 24 giờ trong sự tu tập tinh tấn, làm những điều lành, tránh những điều dữ, gieo các thiện duyên đến mọi người. Thỉnh chuông vào buổi chiều tà với lời cảnh tỉnh một ngày sắp qua, hãy quay về tự thân để quán chiếu, gạn đục khơi trong nơi dòng tâm thức cho nội tâm an tĩnh.

Buổi lễ diễn ra trong niềm hoan hỷ của các cấp chính quyền, quan khách và người dân địa phương.
Buổi lễ diễn ra trong niềm hoan hỷ của các cấp chính quyền, quan khách và người dân địa phương.

Dịp này, TT. Thích Minh Quang đã nêu lên những thiện duyên tốt đẹp từ sự hỗ trợ của chính quyền và các đơn vị tài trợ để có được buổi lễ diễn ra viên mãn, đáp ứng được nguyện vọng của nhà chùa và nhân dân Phật tử địa phương.

Được biết, chùa Gác Chuông còn có tên gọi khác là Hưng Long, có tuổi đời hàng trăm năm. Trải qua sự biến đổi của thời gian nhưng gác chuông (cũng là cổng Tam quan của chùa) vẫn giữ được nét đẹp rêu phong, cổ kính như miền cổ tích.

Cây bàng 231 năm tuổi trước cổng Tam quan rêu phong của chùa Gác Chuông.
Cây bàng 231 năm tuổi trước cổng Tam quan rêu phong của chùa Gác Chuông.

Đặc biệt, ngôi chùa còn đang sở hữu 2 cây cổ thụ được công nhận là "Cây di sản" Việt Nam. Cây thị (529 năm tuổi) và cây bàng cổ thụ (231 năm tuổi) trong khuôn viên của chùa được công nhận là những cây di sản đầu tiên ở miền đất cố đô Hoa Lư vào năm 2013.

Nguồn tin: Phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây